Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần 12-18/12/2022

10
  1. ANV – Điểm sáng từ thị trường Trung Quốc
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 30.000
  • Năm 2022 chúng tôi dự phóng doanh thu và lãi ròng đạt 4810 và 662 tỷ đồng tăng 38% và 206% YoY. Năm 2023 chúng tôi dự phóng doanh thu và lãi ròng đạt 5291 và 675 tỷ đồng tăng 10% và 2 %so với cùng kỳ: 1) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 26% xuống 23% vì giá bán trung bình của ANV giảm sau khi giá cá tra đạt đỉnh vào Q2/2022; 2) Doanh thu thành phẩm đạt 4901 tỷ tăng 9% YoY.EPS forward 2023 ước đạt 5.315 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 4,7 lần. Chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC dành cho ANV: 1 vị thế hàng đầu ngành xuất khẩu cá tra lợi thế tư chủ nguồn nguyên liệu; 2) triển vọng từ thị trường Trung Quốc sau khi thị trường này mở cửa trở lại.
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết
  1. BID – Kì vọng đẩy tăng trưởng tín dụng tháng cuối năm
  • Khuyến nghị nắmgiữ: Giá mục tiêu 44.800
  • 3Q2022, LNTT đạt 6,673 tỷ VND, tăng 149.6% YoY. NIM 3Q2022 đạt 2.93%, giảm 3bps QoQ. Tỷ lệ CASA giảm 100 bps QoQ.Trong tháng 12/2022, KBSV kì vọng BID có thể đẩy giải ngân tín dụng lên mức tăng trưởng cao hơn dựa trên: (1) NHNN vừa quyết định nới trần tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống thêm khoảng 1.5% – 2% trong đó BID được bổ sung thêm khoảng 2% room tín dụng; (2) Tỷ giá USD/VND có tín hiệu hạ nhiệt qua đó giảm áp lực lên lãi suất huy động cũng như cho vay – tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các khoản vay với chi phí hợp lý.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết
  1. CTD – Xoay chuyển tình thế
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 49.800
  • Năm 2022 dự báo doanh thu và lãi ròng ở mức 11.594 tỷ và 10 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và giảm 59% YoY. Năm 2023 kỳ vọng CTD sẽ có sự phục hồi khi dự báo doanh thu và lãi ròng đạt 16109 tỷ và 208 tỷ đồng, tăng 39% và 2033% YoY: 1) biên lợi nhuận gộp phục hồi từ 3,6% lên 4,82%; 2) mảng xây dựng đạt 16 085 tỷ đồng doanh thu, tăng 18% YoY.
  • EPS forward 2023 ước đạt 2780 đ/cp, tương ứng P/E forward 2023 ở mức 14,1 lần. Chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC dành cho CTD: 1) kỳ vọng hoạt động có sự phục hồi mạnh từ năm 2023 sau giai đoạn tái cấu trúc; 2) ngành bất động sản, cũng như mảng đầu tư công Chính phủ kỳ vọng khởi sắc thúc đẩy nhu cầu xây dựng.
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết
  1. HAH – Vượt sóng vươn xa
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 47.800
  • Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng cổ đông công ty mẹ đạt 2.941 tỷ và 806 tỷ đồng, tăng 50,4% và 81% cùng kỳ. Năm 2023, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ dự báo đạt 3.044 tỷ và 750 tỷ đồng, tăng 3,5% và giảm 5% cùng kỳ: 1) Tổng sản lượng đạt 1,11 triệu Teus, tăng 8%YoY; 2) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 48,1% xuống mức 42,5%. Trong đó, đơn giá trên mỗi Teu gi ảm 4,1%do giá cước thuê tàu trên thế giới điều chỉnh giảm.EPS forward 2023 đạt 10.659 đ/cp, tương ứng P/E forward 2023 ở mức 3,4 lần.
  • Chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC dành cho HAH: 1) sản lượng kỳ vọng phục hồi giai đoạn tới nhờ sự mở cửa trở lại của Trung Quốc; 2) định giá P/E đang ở quanh vùng thấp nhất kể từ khi chào sàn.
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết
  1. HT1 – Giá than hạ nhiệt cải thiện biên lợi nhuận
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 11.900
  • Dự phóng giá than giảm trên 20% giúp biên LNG cải thiện 3-4%p trong năm 2023Theo Bloomberg, tỷ lệ tích trữ khí đốt của châu Âu đã đạt 93.5% trong tháng 10/2022. Tỷ lệ dự trữ khí tăng cao sẽ giảm áp lực với nhu cầu than cốc nhiệt lượng cao. Hiện nay, than cốc chiếm trên 35% chi phí sản xuất xi măng.
  • Chúng tôi cho rằng giá than năm 2023 sẽ hạ nhiệt về mức USD140 – 150/tấn (-22% CK) và giúp HT1 cải thiện tối thiểu 3-4%p biên lợi nhuận gộp.Với triển vọng thị trường bất động sản 2023 chưa khởi sắc, chúng tôi dư phóng sản lượng xi măng của HT1 năm 2022F / 2023F lần lượt đạt 6.3 triệu tấn (+7.7% CK) / 5.72 triệu tấn (-10% CK). Doanh thu dự phóng năm 2022F / 2023F lần lượt đạt 9,342 tỷ (+32.2% CK) / 7,410 tỷ đồng (-20.7% CK). Dựa trên dự đoán về việc giá than cốc hạ nhiệt, chúng tôi ước tính LNR của HT1 trong năm 2022F / 2023F lần lượt đạt 277.8 tỷ (-24.8% CK) / 423 tỷ (+52.3% CK)
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết
  1. IDC – Phát triển quỹ đất khu công nghiệp lớn và có nhiều tiềm năng
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 44.300
  • 1) Doanh thu và lợi nhuận của IDC được kỳ vọng tăng trưởng khả quan từ năm 2022.Ngoài mảng kinh doanh chính là cho thuê và quản lý hạ tầng Khu công nghiệp (KCN), IDC còn đầu tư vào các nhà máy thủy điện, kinh doanh điện, xây dựng, thu phí đường bộ và cácdự án bất động sản dân dụng/thương mại. Các ngành kinh tế này sẽ hưởng lợi tích cực khi hoạt động kinh doanh trở lại bình thường và biện lợi nhuận được kỳ vọng sẽ cải thiện.
  • 2) IDC đang phát triển quỹ đất khu công nghiệp lớn và có nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai.Cụ thể hiện tại, IDC đang sở hữu 868ha đất khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê tại các KCN Phú Mỹ 2, KCN Phú Mỹ 2 mở rộng, KCN Quế Võ 2, KCN Cầu Nghìn KCN Hựu Thạnh,… trong giai đoạn 2022 – 2026. Đây là các Khu công nghiệp tại các địa phương có tiềm năng thu hút FDI và tăng giá cao. Trong giai đoạn từ 2022 2030 IDC dự kiến sẽ phát triển thêm khoảng 2000ha đất sạch thuộc khu vực phía Bắc (1200ha) và phía Nam (1000ha). Đây là động lực tăng trưởng chính cho IDC trong giai đoạn trung và dài hạn sắp tới.
  • 3) Phát triển bất động sản nhà ở để tận dụng xu hướng tăng giá của giá đất và lợi thế phát triển khu công nghiệp.Ban lãnh đạo IDC có kế hoạch phát triển các dự án nhà ở và Khu đô thị (KĐT) nằm cạnh các dự án Khu công nghiệp trong tương lai trong lộ trình phát triển của công ty với tổng diện tích của mỗi dự án tương đương 10% – 30% của mỗi dự án khu công nghiệp. Khách hàng hướng tới là công nhân và các chuyên gia làm việc tại chỗ trong các KCN này. Chúng tôi tin rằng các dự án bất động sản nhà ở sẽ mang lại thêm nguồn thu nhập đáng kế cho IDC trong giai đoạn 2025 – 2030.
  • Nguồn MBS: Xem chi tiết
  1. MSN – Mức tiêu dùng có dấu hiệu chững lại
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 118.100
  • 1) KQKD 9T2022 tăng nhẹ so với năm trước nếu điều chỉnh loại bỏ mảng thức ăn chăn nuôi.2) Điều chỉnh kỳ vọng với MCH do bối cảnh vĩ mô không thuận lợi làm giảm nhu cầu chi tiêu.3) Mô hình WINLife mới ra mắt có tín hiệu tích cực khi đang trong giai đoạn thí điểm.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết
  1. PVS – Duy trì triển vọng tích cực
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 31.700
  • 1) LN ròng 9T22 giảm do biên LN gộp mảng M&C đi xuốngDoanh thu (DT) 9T22 tăng 14,8% svck lên 11.082 tỷ đồng nhờ đóng góp cao hơn của mảng M&C (+16,5% svck), đến từ các dự án EPC đã giành được trongnửa cuối 2021. Tuy nhiên, LN ròng 9T22 vẫn giảm 19,8% svck xuống 415 tỷ dotác động của việc biên LN gộp mảng M&C sụt giảm (-3,1 điểm % svck) bởi giánguyên vật liệu tăng cao và chi phí QLDN tăng 9,1% svck lấn át việc LN tài chínhròng tăng mạnh (+104,3% svck). Kết quả LN 9T22 chỉ hoàn thành 50,9% dựphóng cả năm của chúng tôi.Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm 15,7%/8,9% dự phóng EPS năm 2022-23nhằm phản ánh tác động trái chiều của: (1) việc lùi thời điểm khởi công các dựán lớn như Lô B – Ô Môn, (2) giả định biên LN gộp thấp hơn, và (3) giả định LNtài chính ròng cao hơn.
  • 2) Triển vọng tích cực trong những năm tớiMặc dù bị chậm trễ trong các giai đoạn khác nhau liên quan đến việc thu xếpvốn và hoàn tất các đàm phán thương mại, chúng tôi tin rằng các dự án trọngđiểm như Lô B hay Nam Du – U Minh sẽ được khởi công trong 2 năm tới, đượcthúc đẩy bởi môi trường giá dầu cao. Bên cạnh đó, luật Dầu khí sửa đổi vừađược thông qua hứa hẹn sẽ giúp thu hút đầu tư vào phân khúc thượng nguồntại Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra một khối lượng backlog tiềm năng rất lớn chocác nhà thầu EPC như PVS trong những năm tới.
  • 3) Hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăngXu hướng lãi suất tăng sẽ tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế cũng nhưngành Dầu khí trong thời gian tới. Với số dư tiền mặt ròng dồi dào hơn 8.600 tỷđồng (tương đương 18.000 đ/cp) tại cuối Q3/22, chúng tôi cho rằng PVS sẽhưởng lợi từ việc lãi suất tăng. Trong bối cảnh HĐKD cốt lõi phục hồi chậm, thunhập lãi ròng đóng góp vai trò quan trọng vào KQKD của PVS, tương đương20,4% LNTT trong 9T22. Chúng tôi ước tính khi lãi suất tăng mỗi 1%, PVS cóthể ghi nhận thêm ~60 tỷ đồng thu nhập lãi ròng, tương đương ~5% LNTT.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết
  1. PVT – Triển vọng tích cực từ đà tăng mạnh của giá cước
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 25.600
  • 1) Năm 2023, kỳ vọng KQKD tiếp tục tăng trưởng tích cực và phản ánh đà tăng mạnh của giá cước. Doanh thu và LNST-CĐTS kỳ vọng đạt 10.543 tỷ VNĐ (+15,6% yoy) và 1.024 tỷ (+34% yoy) (*), chủ yếu nhờ vào: (1) Thời gian tái ký hợp đồng chỉ từ 3-6 tháng trong bối cảnh giá cước liên tục tăng và neo ở mức cao; (2) Đóng góp từ việc tiếp tục mở rộng đội tàu; (3) Công ty đã linh hoạt chuyển sang hình thức BBHP (Bareboat Hire Purchase) với chi phí trả trước chỉ chiếm khoảng 10-20% giá tàu nhằm hạn chế ảnh hưởng từ chi phí lãi vay, tỷ giá và giá tàu cũ đang trên đà tăng mạnh; (4) Biên lợi nhuận cải thiện nhờ chi phí xăng dầu giảm đáng kể.
  • 2) Tiềm năng tăng giáChúng tôi tin rằng giá cước sẽ duy trì ở mức cao nhờ vào nhu cầu vận chuyển tăng và quãng đường vận chuyển xa hơn (tonne-mile demand): (1) Cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine khiến hải trình thay đổi và cung tàu trở nên khan hiếm hơn, đặc biệt khi lệnh cấm vận dầu Nga có hiệu lực từ tháng 12; (2) Trung Quốc và Ấn độ tăng cường nhập khẩu dầu Nga với chiết khấu cao với quãng đường xa hơn; (3) Trung Quốc đã quyết định tăng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn; và (4) Các quy định của IMO về EEXI và CII có hiệu lực từ tháng 01.2023 sẽ khiến các tàu giảm tốc độ di chuyển và ảnh hưởng đến nguồn cung.
  • Nguồn BVS: Xem chi tiết
  1. TNG – Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 20.500
  • 1) Hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng tốt: Trong T10, TNG ghi nhận doanh thu đạt 569.3 tỷ VND (+23.2% CK). Biên lợi nhuận gộp T10 đạt 15.4%, cải thiện so với T10 2021 ở mức 14.5%. Chi phí tài chính T10 tăng hơn 157% CK, đạt 36.2 tỷ VND. Trong đó, chi phí lãi vay 18 tỷ VND (+55.2% CK). Lợi nhuận từ HĐKD và LNST tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt lần lượt 32.4 tỷ VND (+7.6% CK) và 25.9 tỷ VND (+7% CK). Lũy kế 10T2022, TNG duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu cao 28.3% CK, đạt 5,828.5 tỷ VND. Biên LNG và LNST cải thiện, đạt lần lượt 14.6% và 4.4% sau 10T. LN HĐKD và LNST lần lượt đạt 327.4 tỷ VND (+36.8% CK) và 314.6 tỷ VND (+33.7% CK).
  • 2) Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ: Đến cuối T10, TNG đã phát triển số lượng thị trường tiêu thụ đa dạng hơn so với cuối năm 2021, mặc dù thị trường Mỹ và EU vẫn chiếm chủ đạo với tỷ trọng lần lượt 40.13% và 35.63% (giảm so với mức 51% và 40% năm 2021). Tỷ trọng thị trường Nga duy trì quanh 7%. TNG cũng phát triển mạnh các thị trường mới tiềm năng như Canada (4.59%), Thổ Nhĩ Kỳ (2.29%).3) Hợp tác với Decathlon ổn định: Trong 10T2022, TNG hợp tác với Decathlon để phát triển các sản phẩm mới và sản phẩm áo Fast Hiking Jacket Second Ultralight của công ty đã đạt giải Decathlon Innovation 2022.
  • Nguồn MAS: Xem chi tiết
  1. VCB – Khuyến nghị mua
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 98.500
  • KỊCH BẢN TĂNG GIÁ CỦA VCB:Nhà đầu tư có thể tham khảo kịch bản tăng giá dự kiến của cổ phiếu VCB:Vùng giá mua: 78.800 – 79.500 đồng;Ngưỡng giá chốt lời mục tiêu 1: 89.000 đồng;% Lợi nhuận dự kiến: 12%;Ngưỡng giá chốt lời mục tiêu 2: 98.500 đồng;% Lợi nhuận dự kiến: 24%;Ngưỡng cắt lỗ: Giá đóng cửa dưới 70.000 đồng;Thời gian nắm giữ: 3 tháng.
  • Nguồn VCBS: Xem chi tiết
  1. VRE – Sự tăng trưởng dài hạn
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 32.800
  • 1) Lợi thế từ hệ sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Mega Mall (VMM) Smart City, Vincom Plaza (VCP) Mỹ Tho, Bạc Liêu (trong quý 2 2022) hay sắp triển khai như VMM Ocean Park 2 -The Empire, VMM Grand Park, VCP Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên Phủ, Đông Hà Quảng Trị (kỳ vọng 2023).Rào cản tương đối cao: 1) nguồn cung đất đai rất hạn chế ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, 2) số lượng hạn chế các dự án khu đô thị lớn như các dự án của Vinhomes và 3) thương hiệu của Vingroup là nhà phát triển dự án chất lượng cao.
  • 2) Nhà phát triển và điều hành bất động sản bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, vượt xa các đối thủ khác. Mảng bán lẻ hiện tại có tỷ lệ thâm nhập thấp với dư địa tăng trưởng lớn trong khi VRE có vị thế đầu ngành để tận dụng được sự tăng trưởng này đồng thời hưởng lợi từ thị trường bán lẻ hấp dẫn của Việt Nam, được hỗ trợ dài hạn bởi cơ cấu dân số vàng.
  • 3) Sự tăng trưởng dài hạn của VRE được kỳ vọng với sự dịch chuyển chiến lược tậptrung vào các TTTM quy mô lớn (Vincom Center VCC và VMM) do i) thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển hơn do đó nhu cầu về TTTM lớn và tích hợp sẽ tăng lên và ii) dễ dàng thu hút các thương hiệu quốc tế và khách thuê cố định với sức chống chịu tốt hơn với các gián đoạn như thời điểm dịch.
  • Nguồn MBS: Xem chi tiết
  1. VSC – Thách thức từ xuất khẩu
  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 73.000
  • 1) Doanh thu và lợi nhuận 3Q2022 của VCS sụt giảm mạnh.Doanh thu 3Q2022 của VCS đạt 1,095 tỷ đồng (-42% YoY). Biên lợi nhuận gộp ghi nhận 31.4%, giảm so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 201 tỷ đồng (-58.5% YoY). Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng do hoạt động xuất khẩu của VCS bị ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô.
  • 2) VCS có lợi thế cạnh tranh từ đầu vào, sản phẩm và thương hiệu.Vicostone làm chủ hầu hết nguyên liệu đầu vào, có lợi thế trong kiểm soát chi phí. Các nguyên liệu chính bao gồm nhựa Polyester (khoảng 40% chi phí NVL), hạt đá thạch anh (Quartz), Cristobalite (38% chi phí NVL) đều được cung cấp bởi nguồn cung nội địa hoặc từ công ty con của VCS.Sản phẩm của VCS có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vật liệu ốp lát khác với thiết kế đa dạng. Ngoài ra, doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu, hệ thống phân phối và thương hiệu gây dựng ở nhiều quốc gia, tạo ưu thế lớn khi cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc liệt.
  • 3) Tuy nhiên, triển vọng tiêu thụ vấp phải nhiều khó khăn tại các thị trường xuất khẩu chính.Lạm phát diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chính của VCS như Bắc Mỹ, Úc và EU. Chính vì vậy sức mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng và nhu cầu đối với những sản phẩm không thiết yếu giảm đi rõ rệt. Triển vọng tiêu thụ của VCS còn gặp khó cho tới khi tình hình lạm phát tại các quốc doanh xuất khẩu chính được kiểm soát và nhu cầu Bất động sản, xây dựng quay trở lại.
  • Nguồn KBSV: Xem chi tiết