Báo cáo phân tích Doanh nghiệp tuần từ 19-25/12/2022

9

1. VGC – Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022, nhưng khó duy trì trong năm 2023

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 45.000
  • Viglacera (VGC) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vật liệu xây dựng (kính, gạch ốp lát và sứ vệ sinh), đồng thời là chủ đầu tư của 11 khu công nghiệp với 879 ha đất còn lại sẵn sàng cho thuê tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trong đó, một số khách hàng lớn của VGC như Samsung, Accor,…. Chúng tôi kỳ vọng VGC trong dài hạn sẽ có thể duy trì lợi nhuận ổn định từ các khu công nghiệp hiện có. VGC hiện giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 11,1x và 15,3x. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu là 45.500 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 6%), và khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VGC.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

2. KSB – Lợi thế quy mô lớn và sở hữu nhiều mỏ đá chất lượng tốt

  • Khuyến nghị mua: Giá mục tiêu 28.200
  • Giải ngân đầu tư công với các dự án trọng điểm phía Nam phủ giúp tăng trưởngđầu ra: Nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các dự án đầu tư công trọng điểm quốc gia được hối thúc. Các dự án nổi bật là dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam (Đoạn Mai Sơn quốc lộ 45 đoạn Vĩnh Hảo Phan Thiết, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây) và dự án xây dựng sân bay Long Thành. Vị trí các dự án này gần các mỏ đá của KSB đồng thời sẽ kéo theo nhu cầu xây dựng hạ tầng vệ tinh.
  • Nguồn CSI: Xem chi tiết

3. VHC – KQKD 11 tháng đầu năm 2022 – Doanh thu cá tra theo tháng thấp nhất từ đầu năm đến nay

  • Khuyến nghị Bán: Giá mục tiêu 69.200
  • Trong tháng 11/2022, VHC đạt doanh thu thuần 893 tỷ đồng (giảm 10% so vớ cùng kỳ và giảm 12% so với tháng trước), kéo dài xu hướng doanh thu giảm dần từ tháng 4/2022. Tuy nhiên, đây là tháng đầu tiên trong năm 2022 công ty ghi nhận sự sụt giảm về doanh thu so với cùng kỳ năm trước.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

4. NLG – Tăng trưởng chậm lại trông 2023F là điều có thể thấy trước

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 45.300
  • NLG đã điều chỉnh kế hoạch doanh số hợp đồng từ 23.3 nghìn tỷ đồng xuống còn 12.3 nghìn tỷ đồng trong 2022F (+2.08x n/n). Kết quả kinh doanh 2022F có thể đạt 6 nghìn tỷ đồng doanh thu và 905 tỷ đồng lợi nhuận công ty mẹ, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch trong lần họp ĐHCĐ lần lượt là 7.1 nghìn tỷ đồng/1.2 nghìn tỷ đồng.Ban lãnh đạo cho rằng vì hoàn thiện khung pháp lý chậm hơn dự kiến và sự thiếu hỗ trợ các khoản cho vay mua nhà, đặc biệt là các dự án Cần Thơ, Izumi đã làm giảm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

5. ANV – Lợi nhuận giảm khi giá bán cá tra giảm

  • Khuyến nghị Trung lập: Giá mục tiêu 25.100
  • Quan điểm ngắn hạn: Chúng tôi kỳ vọng việc nới lỏng các biện pháp hạn chế do COVID-19 của Trung Quốc sẽ có tác động tích cực đối với ANV. Thị trường Trung Quốc chiếm 9% doanh thu của ANV trong quý 3 năm 2022. Trong quý 4/2022, chúng tôi dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ lần lượt đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ) và 127 tỷ đồng (tăng 137% so với cùng kỳ), do quý 4/2021 ghi nhận mức cơ sở so sánh thấp.Tiềm năng tăng giá/rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi: (1) Giá cá tra cao hơn/thấp hơn dự báo; và (2) Nhu cầu cao hơn/thấp hơn dự báo đối với cá tra tại thị trường Trung Quốc.
  • Nguồn SSI: Xem chi tiết

6. VCB – Lợi nhuận phụ thuộc vào chính sách dự phòng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 93.200
  • Nâng dự báo tăng trưởng tín dụng. Vào năm 2023E, chúng tôi kỳ vọng VCBsẽ nhận được hạn mức tin dụng cao hơn so với trung bình ngành nhờ có sứckhoẻ tài chính vững chắc và việc VCB tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếukém. Chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng tín dụng thêm +3 điểm phần trăm (ppt)lên 17% YoY cho năm 2023E.Tăng dự báo thu nhập lãi ròng thêm +4%, đạt 66 nghìn tỷ đồng do chúng tôinâng dự báo tăng trưởng tín dụng. Chúng tôi dự báo biên lãi ròng (NIM) sẽ đạt3,67% vào năm 2023E (+22bps YoY).Dự báo thu nhập phí ròng cho năm 2023E của chúng tôi là 9,5 nghìn tỷ đồng(+18% YoY).Giảm dự báo trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) công bố vẫn ở mứcthấp, và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của VCB đạt mức cao kỷ lục với 402% tínhđến Q3/2022, đây cũng là tỷ lệ cao nhất ngành. Do đó, VCB có thể sẽ linh hoạthơn trong việc giảm dự phòng, từ đó làm tăng lợi nhuận trong năm 2023E; vìthế, chúng tôi giảm giả định dự phòng -17% còn 10 nghìn tỷ đồng (-10% YoY)cho năm 2023E.Chúng tôi tăng dự báo LNST của CĐCT mẹ (PATMI) lên +2% cho năm2023E do thu nhập lãi ròng tăng cao hơn và dự phòng giảm thấp hơn. Dự báoPATMI năm 2023E của chúng tôi cao hơn 14% so với các bên, chủ yếu dochúng tôi kỳ vọng dự phòng sẽ giảm vào năm 2023E.
  • Nguồn FSC: Xem chi tiết

7. FPT – Mảng xuất khẩu phần mềm tiếp tục đà tăng trưởng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 85.000
  • Doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 11 tháng năm 2022 đạt 39.249 tỷ đồng và 7.168 tỷ đồng tăng 23,4% và 22,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 5.067 tỷ đồng và 4.629 đồng tăng 28,5% và 28%.Mảng xuất khẩu phần mềm tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng đạt mức doanh thu 17.107 tỷ đồng tương đương với mức tăng 31%, dẫn đầu bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ tăng 48,6 và APAC tăng 47,3%. Thị trường Nhật Bản chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 27,3% thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này sau thời gian dài phong tỏa do dịch bệnh Covid 19.Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt mức 20.566 tỷ đồng tương đương mức tăng trưởng 37,1%. Doanh thu và LNTT mảng Công nghệ lần lượt đạt 22.477 tỷ đồng và 3.322 tỷ đồng tăng trưởng lần lượt 22,8% và 26%. Doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số đạt 6.534 tỷ đồng tương đương mức tăng trưởng 27%.
  • Nguồn FPTS: Xem chi tiết

8. POW – Nhiệt điện phục hồi dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận trong 2023-24

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 18.4****00
  • KQKD 9T22: Chi phí tăng mạnh trong Q3/22 kéo lợi nhuận ròng giảmSản lượng điện 9T22 giảm 17% svck chủ yếu do sản lượng Vũng Áng 1 giảm.Giá bán trung bình tăng 18% svck do giá đầu vào tăng, DT giảm 1,9% svck đạt20.556 tỷ đồng. LN gộp 9T22 giảm 7% svck với biên LN gộp giảm 4 điểm% khiCà Mau 1 đại tu. Chi phí bán hàng & QLDN 9T22 tăng 32% svck do NT2 phảitrích lập dự phòng, trong khi chi phí tài chính tăng 7% svck do lỗ tỷ giá tăng426% svck. LN ròng Q3/22 giảm 86% svck, kéo LN ròng 9T22 giảm 34% svckxuống 1.210 tỷ đồng, hoàn thành 52% dự phóng của chúng tôi. Trong năm 2022,dự báo LN ròng sẽ giảm nhẹ 3,8% svck nhờ LN ròng Q4/22 tăng so với mức lỗQ4/21. Tuy nhiên, dự phóng LN ròng năm 2022 sẽ thấp hơn 27% so với báocáo trước của chúng tôi vì chi phí tài chính tăng và các thương vụ thoái vốnđược chuyển sang năm 2023.Triển vọng 2023-24: Sản lượng nhiệt điện tăng nhờ mở rộng công suấtTrong 2023, chúng tôi dự báo DT và LN ròng tăng lần lượt 24%/61% svck lên34.008/2.767 tỷ đồng, nhờ tổ máy 1 Vũng Áng 1 (600MW) trở lại, và 308 tỷ LNbất thường từ thoái vốn Điện Việt Lào. Trong 2024, sản lượng bổ sung từ NhơnTrạch 3 sẽ là yếu tố giúp DT và LN ròng tăng lần lượt 23%/15,5% svck lên42.049/3.197 tỷ đồng. Mặc dù NT3&4 hiện vẫn chưa chốt được các điều khoảnvề sản lượng trong PPA, chúng tôi dự kiến dự án sẽ vẫn có thể vận hành từQ4/24 do tiến độ san lấp, giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn tích cực.Chúng tôi nhận thấy rủi ro gia tăng từ chi phí lãi vay và tỷ giáTrong 9T22, POW ghi nhận tỷ lệ nợ vay/VCSH thấp khoảng 0,3 lần, với tỷ lệ vayUSD chiếm 27% tổng nợ. Chúng tôi nhận thấy áp lực từ lãi suất và tỷ giá sẽ caohơn trong giai đoạn phát triển Capex sắp tới từ 2023-25. Chi phí tài chính sẽtăng trung bình 45% trong thời gian này với tỷ lệ nợ vay/VCSH đạt 1,1 lần trong2025. Bên cạnh đó, POW sẽ vay khoảng 900 triệu USD theo dạng tín dụng xuấtkhẩu (ECA) và vay thương mại, do đó giá trị khoản vay quy đổi lớn hơn do tỷgiá USD/VND tăng có thể làm giảm hiệu quả của dự án.Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 18.400 đ/cpChúng tôi giảm giá mục tiêu xuống 9,8% so với báo cáo trước đó do (1) Tănglãi suất phi rủi ro lên 4%; (2) Giảm EPS 2022/23/24 xuống 26,7%/0,7%/20,9%.Giá mục tiêu dựa trên tỷ trọng tương đương của phương pháp DCF vàEV/EBITDA. Rủi ro giảm giá gồm (1) Nguồn cung nhiên liệu (than, khí…) thiếuhụt làm giảm sản lượng & (2) Thời gian hoàn thành dự án Nhơn Trạch 3&4 dàihơn dự kiến. Tiềm năng tăng giá bao gồm sản lượng huy động nhiệt điện caohơn dự kiến.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

9. TCB – Định giá hấp dẫn so với vị thế

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 42.500
  • Chất lượng tài sản vẫn đứng hàng đầu trong ngành ngân hàng. Phần lớn nợ xấu của TCB đến từ mảng cho vay KHCN và SME, trong khi mảng cho vay KHDN gần như không có nợ xấu. Mặc dù tỷ trọng cho vay mảng KHCN và SME đã gia tăng đáng kể nhưng TCB vẫn duy trì được tỷ lệ NPL rất thấp so với ngành.Cho vay bán lẻ tiếp tục được gia tăng nhờ cho vay mua nhà. Trong 9T/2022 tăng trưởng tín dụng của TCB chủ yếu được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng của 2 nhóm KHCN vá SME trong khi cho vay KHDN và TPDN lại ghi nhận sự sụt giảm. Tại cuối Q3/2022 mảng cho vay KHCN và SME tăng trưởng lần lượt 37,0% và 9,2% so với cuối năm 2021, trong khi mảng KHDN và TPDN giảm lần lượt -3,3% và -30,2% so với đầu năm.Độ dày vốn và CASA đứng đầu ngành ngân hàng. Tại cuối Q3/2022, CAR hợp nhất theo BASEL II của TCB đạt 15,7% cao nhất toàn ngành. Tỷ lệ CASA cũng giảm xuống mức 46,5% so với mức 50,5% tại cuối năm 2021. Tuy nhiên đây vẫn là mức CASA cao nhất toàn ngành ngân hàng. Trong cơ cấu CASA, nhóm KHCN đóng góp 58,9% tỷ lệ này giảm hơn so với mức 62,3% tại cuối năm 2021.Định giá hấp dẫn so với vị thế của TCB. Mức P/B hiện tại của TCB là 0,9x, tương đối thấp hơn so với mức P/B trung bình ngành là 1,3x. Chúng tôi cho rằng đây là một mức định giá tương đối hấp dẫn so với vị thế của TCB. Cụ thể ROE trong Q3 2022 của TCB đạt 20,9% cao hơn so với mức 19,5% của toàn ngành. Không chỉ vậy TCB đã duy trì tỷ lệ ROE luôn trên mức 20 kể từ Q2/2021 cao hơn nhiều so với mức dưới 18 của toàn ngành.
  • Nguồn MBS: Xem chi tiết

10. HDB – Đà tăng trưởng ổn định trong 2023-24

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 25.000
  • Là một trong số ít những ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao.LN ròng của HDB trong Q3/22 tăng 40,9% svck nhờ tăng trưởng tín dụng cao,thu nhập phí tăng mạnh (+111% svck nhờ mảng bảo hiểm). LN ròng 9T22 đạt 6nghìn tỷ đồng (+32,3% svck), hoàn thành 76% dự phóng cả năm của chúng tôi.HDB là một trong số ít những ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao trongnăm nay nhờ vào (i) hệ số CAR cao (15,3%), (ii) LDR thấp (71,4%), (iii) cơ cấutín dụng khá lành mạnh khi nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), (iv) thamgia cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém. Đây cũng sẽ là một lợi thế lớn của ngânhàng để tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tín dụng tốt trong năm tới.Triển vọng ngành Ngân hàng: con đường gập ghềnh phía trước.Việc NHNN tăng mạnh 200 điểm cơ bản lãi suất điều hành sẽ tác động tiêu cựcđến NIM của các ngân hàng khi chi phí vốn tăng và lãi suất cho vay khó có thểtheo kịp. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản và TPDN tiếp tục khó khăn sẽtác động xấu lên chất lượng tài sản cũng như là thanh khoản của các ngân hàng.Bên cạnh đó, rủi ro “đứt gãy thanh khoản” tại các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởnglên nợ xấu của ngân hàng. Nhìn chung, chính sách tiền tệ thắt chặt và nhữngbất ổn vĩ mô sẽ ảnh hưởng lên triển vọng ngành ngân hàng trong năm tới khităng trưởng tín dụng chậm lại, NIM thu hẹp và chi phí tín dụng tăng.Tăng trưởng lợi nhuận ròng của HDB theo đó sẽ chậm lại.Tăng trưởng LN ròng sẽ chậm lại trong năm 2023-24 và đạt 16-20% svck trong2023-24, do (i) NIM thu hẹp và (ii) trích lập dự phòng tăng. Tuy nhiên, mức tăngnày vẫn cao hơn dự phóng toàn ngành (10,4%) do HDB có khả năng nhận đượchạn mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn các ngân hàng khác, như chúng tôi đã đềcập. Về dài hạn, chúng tôi vẫn ưa thích HDB nhờ (i) mô hình cho vay tập trungvào khu vực có nhu cầu cao như vùng nông thôn, (ii) hoạt động bảo hiểm mạnhmẽ hỗ trợ tăng trưởng thu nhập từ phí, (iii) chất lượng tài sản tốt hơn so với cácngân hàng có mô hình kinh doanh rủi ro cao, (iv) tỷ suất sinh lợi tốt 23% so vớitoàn ngành là 20% trong giai đoạn 2020-22.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết

11. MSN – Khó khăn trong ngắn hạn. Câu chuyện dài hạn vẫn sáng

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 116.000
  • Tăng trưởng giảm tốc nhanh trong Q3 chủ yếu do mảng tiêu dùng chậm lại và chi phí tài chính tăng mạnh. Trong 9 tháng 2022, MSN ghi nhận doanh thu thuần 55,6 ngàn tỷ đồng (-14,3% yoy) và LNST-CĐTS 3,1 ngàn tỷ đồng (+46,8% yoy) thấp hơn nhiều so với kỳ vọng hồi đầu năm của BVSC.Giảm dự báo 2022 – 2023: Năm 2022, BVSC dự báo doanh thu đạt 78,2 ngàn tỷ (-11,8% yoy) và LNST-CĐTS 3,4 ngàn tỷ (-60,4% yoy). Năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 89,3 ngàn tỷ (+14,3% yoy) và LNST-CĐTS 3,9 ngàn tỷ (+14,5% yoy). EPS 2022 – 2023 lần lượt là 2.385 và 2.731 đồng/cp, tương với P/E dự phóng 39,8x và 34,8x.Khó khăn trong ngắn hạn, câu chuyện dài hạn vẫn sáng. BVSC vẫn lạc quan về câu chuyện ngành Tiêu dùng của MSN, đó là phục vụ các nhu cầu chưa được khai phá hoặc chưa được đáp ứng đúng mức của người tiêu dùng thế hệ mới. Đó là sự bùng nổ của đa dạng hoá, tiện lợi hoá, cao cấp hoá sản phẩm; sự quan tâm ngày một nhiều đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sức khoẻ; sự chuyển dịch hành vi mua sắm từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại và đa kênh v.v. Tuy nhiên trong ngắn hạn, BVSC cho rằng chiến lược này sẽ gặp phải một số khó khăn khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh sức mua giảm do thất nghiệp, lạm phát, tín dụng thắt chặt và giá cả các loại tài sản tích luỹ giảm mạnh.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

12. VNE – Khó khăn trong ngắn hạn. Câu chuyện dài hạn vẫn sáng

  • Khuyến nghị N/A:
  • Nhận định chung: VNE là một trong những doanh nghiệp xây lắp điện hàng đầu Việt Nam. Sau giai đoạn tái cơ cấu từ năm 2020, VNE đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dự án điện gió Thuận Nhiên Phong 1 đã chính thức được vận hành thương mại sau nhiều năm chậm tiến độ. BLĐ mới cũng định hướng VNE tập trung vào thế mạnh chính là xây lắp điện trong dài hạn. Ngoài ra, nhiều lô đất chưa được khai thác tại TP.HCM và Đà Nẵng cũng đang được xem xét đầu tư dự án. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu theo giá thị trường tại ngày 21/12/2022, nếu các lô đất hoàn thiện pháp lý và được định giá sát giá thị trường thì giá trị sổ sách (Book Value) của VNE có thể tương đương 24.132 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi sẽ cập nhật lại giá thị trường của các lô đất trong thời gian tới nếu có thay đổi.
  • Nguồn BVSC: Xem chi tiết

13. FRT – biên lợi nhuận gộp đang trong xu hướng được cải thiện

  • Khuyến nghị Nắm giữ: Giá mục tiêu 82.1000
  • Nhận định chung: Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022 FRT ghi nhận doanh thu và LNTT lần lượt đạt 21.708 tỷ đồng và 369 tỷ đồng, tăng trưởng 55% và 2,7 lần svck. Với kết quả này, FRT đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu và 51% kế hoạch lợi nhuận năm.Chuỗi FPT Shop đem về 15.233 tỷ doanh thu, tăng 32% so với cùng kỳ, đóng góp 70% vào tổng doanh thu. Doanh số bán hàng online tăng 39% và đạt 4 nghìn tỷ đồng, chiếm 26% doanh thu của FPT Shop. Doanh thu chuỗi Long Châu đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với 2021.Chuỗi FPT Shop có 745 cửa hàng, tăng thêm 98 cửa hàng so với 647 cửa hàng cuối năm 2021. Long Châu sở hữu 800 nhà thuốc trên cả nước, mở mới 400 nhà thuốc so với đầu năm, hoàn thành kế hoạch mở mới đưa ra đầu năm.
  • Nguồn MBS: Xem chi tiết

14. DCM – Kết quả kinh doanh đạt mốc cao nhất từ khi nhà máy đi vào hoạt động

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 32.400
  • Trong quý 3/2022, mặc dù Công ty tiến hành bảo d ư ỡng định kỳ nhà máy trong tháng 9 nhưng DCM đã có sự chuẩn bị lượng hàng tồn kho giúp sản lượng tiêu thụ tăng 30% so với cùng kỳ ước đạt 193 nghìn tấn Urea Cà Mau và 26 nghìn tấn Urea hàng hóa, sản lượng tiêu thụ NPK cũng đạt 115 nghìn tấn. Giá bán phân bón giảm khá mạnh so với nửa đầu năm nhưng vẫn neo ở mức cao tăng hơn khoảng 30% so với cùng kỳ giúp kết quả kinh doanh của Công ty tăng đột biến. Theo báocáo tài chính quý 3/2022 doanh thu thuần đạt 3.307 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt 785,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 82,5% và 99,7% so với cùng kỳ 2021.Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu thuần đạt 11.466 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.492 tỷ đồng lần lượt tăng 89,5% và 297% so với cùng kỳ, thực hiện 127% về doanh thu và 642% về lợi nhuận trước thuế so với kế hoach cả năm. Dù mới qua 3 quý nhưng doanh thu và lợi nhuận đã vượt lần lượt 16% và 78,5% doanh thu và lợi nhuận cả năm 2021.
  • Nguồn MBS: Xem chi tiết

15. GMD – Lợi nhuận duy trì tăng trưởng trong khó khăn

  • Khuyến nghị Mua: Giá mục tiêu 62.300
  • Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm ấn tượng:Trong 9T22, doanh thu của GMD tăng 31,5% svck, trong đó doanh thu dịch vụ cảng biển tăng 22,9% svck nhờ tình trạng dư cung tại cụm cảng Hải Phòng giảm dần. Doanh thu logistics tăng 88,0% svck nhờ đóng góp chính của mảng vận tải container hưởng lợi từ giá cước vận tải container tăng vọt. Sản lượng container của Gemalink đã đạt 900.000 TEU và ghi nhận lợi nhuận (LN) ròng khoảng 103,9 tỷ đồng trong 9T22, giúp lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 109,2% svck. Tuy nhiên, chi phí tài chính 9T22 tăng 58,3% svck do lỗ tỷ giá cao (+129,6% svck) khi đồng USD tăng giá. Do đó, LN ròng 9T22 tăng 94,2% svck lên 806 tỷ đồng, đạt 80,0% dự báo cả năm của chúng tôi.Khó khăn trước mắt đến từ nhu cầu suy giảm trên toàn cầu:Do lượng đơn hàng mới từ các thị trường lớn toàn cầu suy giảm, trong Q3/22, sản lượng container tại cụm cảng Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải giảm 7% svck trong khi sản lượng container tại cụm cảng Hải Phòng đi ngang. Chúng tôi cho rằng những khó khăn này sẽ tiếp diễn trong năm 2023 và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động của các cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một số yếu tố tích cực như cước vận tải biển giảm, tình trạng tắc nghẽn được giải tỏa, chính sách zero-Covid của Trung Quốc được gỡ bỏ sẽ phần nào giảm bớt tác động từ nhu cầu toàn cầu suy giảm trong năm 2023.Hạ dự báo EPS 2023 xuống 12,2% và tăng dự báo EPS 2024 thêm 2,2%:Chúng tôi duy trì dự báo EPS 2022 và hạ dự báo EPS 2023 xuống 12,2% do triển vọng mảng logistics của GMD suy yếu. Trong 2024, chúng tôi kỳ vọng những khó khăn toàn cầu sẽ giảm bớt và sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của GMD, do đó chúng tôi tăng dự báo EPS 2024 thêm 2,2%.
  • Nguồn VNDS: Xem chi tiết