Bài Học Cuộc Sống Đáng Suy Ngẫm Từ Những Người Già Nhất Thế Giới

88

Là những người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, một nhóm người nhỏ có cuộc sốngdài hơn hẳn đại đa số người bình thường. Liệu họ có điểm gì khác biệt khi trải nghiệm cuộc sống lâu hơn, nhiều hơn?

Cuộc sống hoàn toàn khác biệt trong con mắt của người lớn tuổi.

Đó cũng là câu hỏi mà Karl Pillemer của Đại học Cornell thắc mắc trong khoảng thời gian dài, ông đã dành thời gian phỏng vấn 1.200 người độ tuổi từ 70 tới trên 100 để đúc kết nên cuốn sách: “30 bài học để đời: Kinh nghiệm và lời khuyên từ những người Mỹ thông thái nhất”.

“Nếu nhìn lại quá trình sống của mình, đâu là bài học lớn nhất mà họ từng học được để chia sẻ với thế hệ sau?”

Khái niệm về thời gian của người trẻ còn hạn hẹp, chỉ tới khi cuộc sống được tính bằng ngày, người ta mới hiểu thời gian trôi nhanh tới mức nào.

Karl cho rằng sau khi phỏng vấn, gặp gỡ và tiếp xúc cùng hơn 1.200 người nêu trên, câu trả lời chung mà những người lớn tuổi đưa ra là “cuộc đời ngắn lắm”, một cựu kĩ sư già còn cho rằng chỉ trong 1 nano giây, ông đã già, cuộc sống ngắn thế đấy.

Tuổi đời càng cao, những người lớn tuổi càng có xu hướng thấy thời gian trôi qua nhanh hơn, chỉ trong chốc lát họ đã già và chẳng còn nhiều thứ để làm trong cuộc sống của mình.

Đây chính là bài học lớn nhất dành cho những người có tuổi đời còn trẻ, đừng ngại sử dụng thời gian hay căn đo để làm sao tiết kiệm được nhiều thời gian nhất. Cách thức hợp lý chính là những sự lựa chọn đúng đắn, người trẻ tuổi chưa có khái niệm về thời gian tốt như những người già, chỉ khi số ngày còn sống ngắn lại, họ mới hiểu thời gian quý giá đến mức nào.

Những kỉ niệm, kinh nghiệm quý giá trong đời cần được trân trọng, đó chính là những điểm nhấn trong cuộc sống của mỗi người. Lấy ví dụ đơn giản, hãy coi cuộc đời là một trang giấy trắng, những người từng trải sẽ có nhiều gạch đầu dòng kể ra các công việc hơn là những người ít trải nghiệm.

Những người lớn tuổi cho rằng người trẻ nên coi trọng từng thứ trải qua cuộc đời họ, dù tốt hay xấu, hãy sống hết mình mỗi ngày vì biết đâu không có ngày mai, hãy du lịch nhiều hơn, khám phá nhiều hơn và đừng ngại va chạm.

Một điểm nhấn đáng kể nữa được những người lớn tuổi chia sẻ lại chính là duy trì hạnh phúc, giữ được hạnh phúc thông qua những công việc hàng ngày bất kể hoàn cảnh, kết quả ra sao.

Người lớn tuổi cho rằng người trẻ hạnh phúc khi họ đạt được thứ gì đó tích cực, giả dụ như giảm được cân, tăng được cân, mua sắm được các vật dụng đắt tiền hay có được một người bạn tri kỉ. Khi tới tuổi 70, giới hạn hạnh phúc ngắn hơn nhiều so với khi còn trẻ, những cái đích trong cuộc sống cạn kiệt dần trong khi nhiều tin buồn xuất hiện.

Người trẻ hay coi hạnh phúc là một thứ điều kiện, chỉ khi về già người ta mới hiểu hạnh phúc là sự lựa chọn.

Hạnh phúc giống với những sự lựa chọn nhiều hơn là kết quả. Đó chính là lý do tại sao khi thấy thất vọng, người trẻ thường thay đổi thái độ chứ không tìm cách thay đổi tình hình để mọi việc tốt hơn.

Đơn giản hoá lại, hạnh phúc là sự lựa chọn chứ không phải điều kiện, bạn chọn một thứ gì đó khiến bạn hạnh phúc chứ điều kiện để bạn hạnh phúc chưa chắc đã có thứ đó.

Từng được coi là thế hệ vàng của thế giới khi có nhiều phát kiến, sáng tạo vĩ đại giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của con người, nghề nghiệp cũng là thứ đáng để học hỏi ở những người cao tuổi. Với những người trẻ tuổi, tất nhiên họ sẽ lựa chọn những công việc nhẹ nhàng mà lương cao, đơn giản sau đó gắn bó với nó tới cuối đời, những người cao tuổi lại có lời khuyên khác.

Đừng sống cuộc sống của một nghệ sĩ đói, vắt kiệt sự sáng tạo cho tiền bạc, hãy sống đúng với đam mê của mình.

Họ cho rằng hãy chọn những công việc dựa vào giá trị mà nó mang lại cho chúng ta, dựa vào mục đích của công việc đó cho cuộc sống của bạn chứ đừng chọn những công việc vì phần thưởng tài chính mà nó mang lại. Đừng trở thành những nghệ sĩ ốm đói, bắt ép sự sáng tạo để cho ra những thành phẩm rẻ tiền, ai cũng xứng đáng có được một công việc thoải mái, thoả mãn đam mê.

Một người trong nhóm được Karl phỏng vấn nói rằng: “Cháu tôi nói với tôi nó muốn trở thành một đầu bếp, đam mê việc nấu nướng thế nhưng khi chọn việc nó lại đi làm cho những công ty tài chính, kinh tế để kiếm tiền rồi sau đó mới nghĩ tới duy trì đam mê”.

Đừng giấu mình vào một cái hộp, cuộc sống quá ngắn để có thể theo đuổi đam mê. Nếu một ngày nào đó bạn thức dậy và cảm thấy mệt mỏi với việc đi làm, đây là lúc để rời đi. Giống như Steve Jobs vẫn hay nói, nếu bạn làm một công việc mình thích, sẽ chẳng có ngày nào bạn phải đi làm cả vì mỗi ngày tới đều là một ngày thoả mãn ước mơ.