[Sách] Sự Trỗi Dậy Của Một Cường Quốc: Cái Nhìn Từ Bên Trong

Sách

Sự Trỗi Dậy Của Một Cường Quốc: Cái Nhìn Từ Bên Trong

Cuốn sách là một nỗ lực của Kroeber nhằm giải thích bằng cách nào nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được vị trí như hiện nay, nó có thể hướng tới đâu trong những năm sắp tới, và sự trỗi dậy của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới.

Cuốn sách hữu ích cho những độc giả phổ thông lẫn các nhà nghiên cứu có sự quan tâm sáng suốt về Trung Quốc và tác động toàn cầu của nó nhưng không nhất thiết có một nền tảng chuyên sâu về Trung Quốc lẫn kinh tế học.

 Mỗi chương của cuốn sách được viết theo dạng hỏi và trả lời. Bố cục chung của cuốn sách được nhóm theo chủ đề, người đọc có thể đọc từ đầu đến cuối để hiểu toàn bộ sự phát triển kinh tế Trung Quốc từ năm 1979 cho tới những triển vọng tương lai của quốc gia này, hoặc đọc từng chương bất kỳ để tìm hiểu từng chủ đề mình quan tâm.

Qua cuốn sách, độc giả sẽ hiểu thêm về quan hệ giữa thể chế và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc

Xem thêm sách: – [Sách] Tại Sao Phương Tây Vượt Trội

Nhận xét từ độc giả

Trong hơn ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy phi thường về kinh tế, chính trị cũng như tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với trật tự thế giới (“The Dragon’s Rise” – Oxford University Press), vốn từ lâu đã được thiết lập xoay quanh vị thế của Hoa Kỳ. Việc ở cạnh một người hàng xóm luôn sôi động trên chính trường và kinh tế thế giới như vậy, Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có nhiều hơn những điều cần phải tham khảo từ câu chuyện thành công lớn của Trung Quốc khi Trung Quốc đã buộc nền dân chủ tự do phải thừa nhận hệ giá trị của mình, rằng một nền hành chính tập quyền chuyên chính vẫn có thể sở hữu nền kinh tế tăng trưởng, năng động mà không nhất thiết phải đạt được thông qua nền bầu cử dân chủ và chủ nghĩa độc tôn thị trường tự do, vốn được các nước phương Tây ưa chuộng và truyền bá trên thế giới.

Nhưng, đó là Sự trỗi dậy của Trung Quốc, và Trung Quốc không phải là Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng là một học giả được đào tạo, lớn lên từ môi trường của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nên cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề sẽ có nhiều quan điểm không phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Những câu chuyện mà tác giả đã nỗ lực kể cho chúng ta trong quyển sách này sẽ phần nào lý giải được cái cách mà nền kinh tế Trung Quốc đạt được vị trí như hiện nay, nó có thể hướng tới đâu trong tương lai và sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra những thách thức gì cho phần còn lại của thế giới.

Quyển sách là kết quả của hơn mười năm ở Bắc Kinh đắm mình trong nền kinh tế và xã hội Trung Quốc của chính tác giả – Arthur R. Kroeber – vốn là một nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, cũng như một vài chức danh tại các tạp chí kinh tế, ủy ban nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ – Trung Quốc. Với luận điểm “cái nhìn từ bên trong”, sự lớn mạnh về kinh tế Trung Quốc được tác giả mô tả, nhìn nhận dưới nhiều lĩnh vực như công/nông nghiệp, đô thị hóa, cơ sở hạ tầng, dân số, chính trị, tham nhũng, bối cảnh thế giới…

Các thỏa thuận chính trị – kinh tế được đưa ra giữa những nhóm người quan trọng bậc nhất trong xã hội, quyết định sự thịnh suy của Trung Quốc. Rằng những quyền lực và lợi ích sẽ buộc phải gắn kết với việc xúc tiến thương mại bền vững, và chính phủ sẽ không chỉ như một vùng hào quang, mà đó là một cơ sở thiết lập các quy tắc nhằm phục vụ xã hội. Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi nắm vị trí lãnh đạo của Trung Quốc đã ra sức quyết liệt trong việc có rất ít sự khoan dung cho các hành vi tham nhũng trong chính trường Trung Quốc. Điều này có thể tốt hơn cho sự phát triển mang tính bền vững của Trung Quốc, nhưng cũng rất có thể làm lan tỏa bầu không khí căng thẳng, ngại thử nghiệm các chính sách mạo hiểm, vốn là một phần then chốt tạo nên thành công của Trung Quốc./.
“Khi anh nhân một vấn đề với dân số Trung Quốc, nó sẽ là một vấn đề rất lớn. Nhưng khi anh chia nó cho dân số Trung Quốc thì nó lại trở nên rất nhỏ bé”. Với một quốc gia có kích thước như một châu lục với rất nhiều nước khác nhau, Trung Quốc có một quá trình thử nghiệm xa xỉ mà các quốc gia nhỏ hơn không thể có được. Điều này làm cho phong cách thử sai (trial-and-error) trở nên khả thi hơn.

Theo Nguyen H. Khang / NDS

Thông tin Sách:

Tên Sách: Sự Trỗi Dậy Của Một Cường Quốc

Tác giả: Arthur R. Kroeber

Thể loại: » Sách Kinh Tế »

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Công ty phát hành: Omega Plus

ĐỌC THỬ MUA SÁCH 

 


(CĐPT – khuyến khích các bạn mua bản gốc, bản quyền chính hãng tại Tủ Sách Online)

Leave a Reply