Tại sao hỏi ai đó đang làm gì (hoặc muốn làm gì) với cuộc đời mình thường làm cuộc trò chuyện bị chùng xuống? Nói về phim ảnh và âm nhạc, họ sẽ vui vẻ và hứng thú. Hỏi họ về những tham vọng trong cuộc sống, tia sáng trong ánh mắt họ vụt tắt đi. Mọi người không muốn nói về tương lai, nghề nghiệp, hoặc việc học tập của mình.
Có phải thế quá là đáng buồn không? Tại sao nói về điều bạn muốn làm trong cuộc đời lại là một chủ đề nhàm chán? Không phải đó nên là chủ đề hứng thú nhất trên tất cả sao?
Việc thiếu định hướng này thật tồi tệ, và nó một phần vì xã hội bảo chúng ta rằng bước từng bước đi chính xác khi còn trẻ sẽ dẫn đến thành công và hạnh phúc sau này, như cuộc sống là một cỗ máy kì diệu – bỏ vào tấm bằng đại học, một công việc ở công ty, một ngôi nhà với hàng rào cọc và 401 ngàn đô la, là sẽ tạo ra được một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống không bao giờ đơn giản như vậy, đặc biệt không phải lúc này.
Chỉ vì bạn bận rộn không có nghĩa là bạn biết bạn đang làm gì. Nếu bạn đang đi học, tốt. Nếu bạn đã có một công việc tốt, tuyệt. Nhưng tại sao bạn đang làm những việc bạn đang làm? Bạn sẽ ở đâu vào năm sau? Hay 10 năm sau nữa? Bạn muốn ở đâu, và làm cách nào để bạn lên kế hoạch để đến đó?
Dường như mọi người đang đi một con đường mù mờ với hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn.
1. Bạn đã không tận dụng những năm đại học
Bạn chọn một chuyên ngành bởi vì bạn học giỏi môn đó ở trung học và bạn thấy nó “thú vị”. Bạn nghĩ việc tham gia các câu lạc bộ mất quá nhiều thời gian, nên bạn nhủ rằng “có thể vào học kỳ tới”, nhưng bạn chưa bao giờ thực hiện. Bạn học những môn học mà bạn không đam mê, nhưng bạn nghĩ có điểm trung bình cao sẽ đồng nghĩa với thành công. Và nó không như vậy, và bây giờ bạn đang dần trở nên tức giận là bạn đang làm công việc mà bạn không hiểu được tại sao bạn làm sau khi tốt nghiệp xuất sắc.
Đây là nơi hầu hết mọi người ở vào độ tuổi 2x:
-Ở đại học, với chuyên ngành nào đó mà họ chọn vì thuận tiện nhất, nhưng họ không thật sự có khái niệm rằng họ sẽ làm gì với nền giáo dục đó.
-Ở cao học vì họ đã được bằng cử nhân nào đó mà họ không biết phải làm gì với nó.
-Ở một công việc với chuyên ngành họ, thuộc một lĩnh vực mà họ không thật sự có niềm đam mê, và họ bị vây quanh bởi những người đã làm như họ. Họ có một mức lương và những lợi ích ổn, sống ở một căn hộ tốt, và thuê một chiếc xe hơi mới, nên họ rất miễn cưỡng rời khỏi.
Tại sao trong một tuần sinh viên dành nhiều thời gian trên Facebook hơn là chọn chuyên ngành? Điều đó có thể tốn 25 đến 100 ngàn đô và là một sự đầu tư của bốn năm trong cuộc đời bạn (ngày nay là 5 năm). Đó là một vấn đề lớn, và không nên bị coi nhẹ.
Vấn đề không phải là ba mẹ bạn muốn cái gì, cái gì có vẻ an toàn, hay cái gì bạn giỏi lúc trung học. Vấn đề là nhận ra cái gì bản thân thật sự của bạn luôn luôn muốn làm – điều mà bạn sinh ra để làm. Điều mà bạn có thể làm mỗi ngày mà không bao giờ cảm thấy chán nản.
“Có những khoảnh khắc khi một người phải chọn lựa giữa việc sống cuộc sống của họ, hết mình, hoàn toàn, trọn vẹn – hoặc kéo lê sự tồn tại sai lầm, nông cạn, và suy thoái mà thế giới yêu cầu trong sự giả tạo. Bạn có khoảnh khắc đó ngay lúc này. Hãy chọn đi!” – Oscar Wilde
Hãy tưởng tượng rằng một ông cậu bạn chưa biết đến qua đời và bạn kế thừa vài triệu đô. Nếu bạn sẽ không bao giờ phải làm việc nữa, bạn sẽ lấp đầy một ngày của mình với cái gì? Bạn sẽ muốn đạt được gì? Khả năng là, câu trả lời cho câu hỏi đó là điều bạn nên làm lúc này. Tìm cách chuyển đam mê của bạn thành nghề nghiệp. Trong thời buổi này và với tuổi này, chúng ta cần thôi bỏ đam mê qua một bên và bắt đầu sống nó.
Thôi theo đuổi đồng tiền và bắt đầu theo đuổi hạnh phúc. (Và không, tiền không mua được hạnh phúc.)
Vì vậy, hãy chọn một chuyên ngành bạn muốn học. Đừng chọn bởi vì bạn bè của bạn đang học nó hoặc bởi vì “có vẻ là lựa chọn thông minh.” Học gì đó mà quan trọng với bạn, điều mà sẽ khiến bạn thức đến 2 giờ sáng hoàn thành bài đọc và thức dậy sớm và tỉnh táo lúc 7 giờ sáng, vui vẻ đến lớp học đầu tiên.
2. Bạn sống vì tương lai
Bạn đang không hưởng thụ khoảnh khắc hiện tại. Không gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi người không biết họ đang làm gì ở độ tuổi 2x. Bạn mong đợi rằng một sự việc nào đó trong tương lai sẽ làm bạn hạnh phúc. Sống cho tương lai và nghĩ rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn sau khi hoàn thành điều gì đó, hoặc sau khi bạn có được tấm bằng, học xong cao học, hoặc được thăng chức trong công việc. Bạn đang đánh mất những cơ hội xung quanh bạn lúc hiện tại vì bạn sống cho tương lai.
“Bạn dành cả cuộc đời mắc kẹt trong mê cung, suy nghĩ vào một ngày bạn sẽ trốn thoát như thế nào, và điều đó tuyệt vời làm sao, và tưởng tượng rằng tương lai sẽ khiến bạn tiếp tục bước đi, nhưng bạn không bao giờ thực hiện nó. Bạn chỉ sử dụng tương lai để trốn thoát hiện tại.” – John Green
Hãy sống hết mình trong hiện tại. Đừng sống để hạnh phúc. Hãy hạnh phúc khi sống. Đừng để hạnh phúc là sản phẩm cuối cùng của những thành tựu/mục tiêu – có một công việc/xe hơi/nhà/người vợ người chồng hoàn hảo. Chính cuộc hành trình là cái bạn phải thấy hứng thú chứ không phải là kết quả cuối cùng. Thời gian đang trôi qua và bạn sẽ không lấy lại được nó.
Sống hết mình và nâng niu lấy hiện tại. Bạn có thể bước đi trên con đường xuyên qua cuộc đời mà nghĩ rằng tương lai sẽ tươi sáng hơn, nhưng nếu bạn đang không làm những việc quan trọng hoặc có giá trị ngày hôm này thì bạn sẽ không bao giờ đến nơi. Bạn phải yêu lấy cuộc hành trình.
3. Bố mẹ kiểm soát bạn
Bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của những đứa con, và điều đó hợp lý – họ đối mặt với hầu hết các hóa đơn. Nhưng điều bạn phải hiểu là bố mẹ bạn muốn những gì an toàn và bảo đảm cho bạn. Họ ít hứng thú hơn với việc điều đó có thật sự làm bạn hạnh phúc hay không.
Họ không muốn bạn mạo hiểm và thất bại. Họ muốn bạn độc lập về tài chính. Họ muốn biết rằng bạn có thể tự chi trả hóa đơn và có thể chu cấp cho cháu của họ trong tương lai.
Thỉnh thoảng con đường khó đi hơn tốt hơn cho chúng ta, và chúng ta những người trưởng thành có thể nhìn thấy điều đó, nhưng bố mẹ chúng ta không thể nhìn cuộc sống của chúng ta giống như vậy.
Với phần lớn bố mẹ, công việc là công việc. Đây một phần là do thế hệ. Hầu hết các bố mẹ đã dành cả đời mình làm những việc họ không thích để chu cấp cho bạn. (Bạn phải tôn trọng điều đó.)
Vì vậy, trong lúc bạn cần tôn trọng những mong muốn và cách nhìn của bố mẹ bạn, bạn không cần phải vô thức đi một cách đau khổ trên con đường bố mẹ đã trải ra cho bạn. Nếu bạn thật sự muốn làm gì đó, bạn cần kiểm soát cuộc đời của chính mình và thực hiện nó. Cuối cùng thì đó là cuộc đời của bạn để sống.
“Tự do không đáng để có nếu nó không bao gồm tự do phạm lỗi lầm.” – Mahatma Gandhi
Lắng nghe họ. Xem xét lời khuyên của họ. Họ đã trải qua cuộc sống trước bạn rất lâu, và họ có rất nhiều sự khôn ngoan và ý thức tốt để chia sẻ với bạn. Nhưng chẳng có gì lạ về việc con cái nắm những giá trị và mục tiêu khác với bố mẹ, và vào thời điểm nào đó bạn sẽ phải học cách định nghĩa mật mã của chính mình. Hiện tượng này là một phần của việc lớn lên, và nó là một phần tự nhiên và tốt của trải nghiệm con người.
4. Môi trường của bạn đang kéo bạn lại
Những gì bạn vây quanh bản thân bạn ảnh hưởng đến bạn là ai và bạn làm gì. Làm sao bạn có thể tìm ra bạn làm gì ở độ tuổi 2x khi bạn bè của bạn dành thời gian chơi Xbox, xem phim, đến bar, và làm những thứ đem lại sự thỏa mãn tạm thời thay vì làm việc để tiến đến mục tiêu của họ, thì bạn cũng sẽ làm những điều đó. Đúng, những thứ đó vui. Nhưng mọi thứ nên có chừng mực, phải không?
Những khoái lạc quá mức (dù là uống rượu bia, tiệc tùng, sử dụng ma túy, quan hệ tình dụng, ăn vặt, hay bất cứ gì) có thể cản trở bạn tập trung vào khám phá và phát triển bản thân, và nó thậm chí có thể trở thành kẻ thù xấu nhất của bạn. Trở nên hòa đồng là tốt, và có những mối quan hệ tốt có thể động viên và đem lại sức mạnh cho bạn.
Tuy nhiên, lấp đầy những buổi tối với những thú vui nhất thời thì chỉ có thế – nhất thời. Nó thấm thoắt. Và đúng, nó sẽ cũ đi. Vấn đề với hầu hết mọi người là khi những thứ đó trở nên cũ đi, thì họ cũng trở nên già đi, và cùng lúc đó họ chưa đến được vị trí trong cuộc đời mà họ muốn đến.
“Bạn là trung bình cộng của năm người mà bạn có liên hệ nhiều nhất, nên đừng đánh giá thấp ảnh hưởng của những người bạn tự ti, không tham vọng, và không tổ chức. Nếu ai đó không thể khiến bạn mạnh lên, họ đang làm bạn yếu đi.” ― Timothy Ferriss
Thay vào đó, hãy vây quanh bạn những người có những phẩm chất bạn ngưỡng mộ, những người thông minh hơn và có động lực hơn bạn. Hãy để những thành công của họ chạm lên người bạn. Trút lên bạn năng lượng của họ, và để động lực của họ giúp đẩy bạn cũng trở nên tốt hơn. Ngoài trường học điều này khó hơn. Và cũng đừng nghĩ vấn đề này chỉ theo 1 chiều – hãy nhớ rằng bạn cũng có thể ảnh hưởng đến người khác bằng cách khuyến khích người khác trở thành con người tốt nhất của họ.
Nếu bạn muốn đến được đâu đó, hãy chơi với những người đã ở đó hoặc những người cũng muốn đến đó. Thay đổi môi trường của bạn, thay đổi bạn bè, và bạn thay đổi tất cả.
5. Bạn đã đi sai đường
Hầu hết những người trẻ chịu thiệt do tầm nhìn hoàn toàn ngắn hạn. Họ nghĩ rằng họ có nhiều thời gian để có được cái họ muốn, nên họ không đi những bước hợp lý ngay bây giờ, và thình lình cuộc sống đã lướt qua họ. Quá nhiều người trong chúng ta chỉ nghĩ về những cái lợi và sự hạnh phúc ngắn hạn.
Chúng ta muốn hạnh phúc bây giờ, và chúng ta sẽ không hy sinh phần nào của nó để đổi lấy cái lợi tương lai. Vì vậy, chúng ta bị mắc kẹt ở vòng xoáy vô hạn của những chuyển động ngày qua ngày, bởi vì chúng ta hài lòng với vòng xoáy đó. Trường học, công việc, phòng tập thể thao, đi chơi. Đó không hẳn là xấu, nhưng nó sẽ không dẫn bạn đến điều gì đó to tát hơn ở cuối con đường.
Bạn có thể dành gần như tất cả thời gian để leo lên cái thang dựa vào bức tường không đúng (hầu hết mọi người như vậy). Chỉ vì có cái thang để trước mặt bạn không có nghĩa là bạn cần phải leo nó. Hãy đi tìm cái thang chính xác. Hãy đi tìm cái thang định mệnh của bạn. Hãy tìm sứ mệnh của bạn.
“Đừng đi theo nơi đường mòn có thể dẫn đến, mà hãy đi vào nơi không có lối mòn và để lại dấu vết.” – Ralph Waldo Emerson
Thần chú cho tất cả những điều này, câu phương châm dễ hiểu đã được áp dụng và biến hóa để khuyến khích những hành động ngu xuẩn nhất, là YOLO. Bạn chỉ sống một lần (You Only Live Once)? Chính xác. Bạn chỉ sống một lần, vậy tại sao lại tốn thời gian làm những thứ mà chính bạn còn không quan tâm? Sẽ không ai nói cho bạn biết cần làm gì, và sẽ không ai nắm tay và dắt bạn đi con đường dẫn đến một tương lai tươi đẹp lâu dài.
Hầu hết mọi người không quan tâm bạn là ai và bạn làm gì. Tất cả tùy vào bạn quyết định bạn thật sự muốn làm gì, và sau đó bắt đầu bước đi để thực hiện nó. Hãy bước đi.
6. Bạn ngừng học
Giáo dục của bạn bắt đầu sau khi tốt nghiệp, không phải kết thúc lúc đó. Trường học không là nguồn duy nhất cho việc học. Hãy nghĩ đến việc học từ kinh nghiệm và kết quả. Bạn đã làm được gì? Bạn có những kỹ năng gì? Học là một quá trình liên tục, không phải là thứ bạn chủ động chọn để làm. Giáo dục cả đời cũng có thể là thứ công cụ tuyệt vời nhất của bạn – và là thứ cực kì thiết yếu cho sự vĩ đại.
Đọc sách. Hãy nghĩ như thế này; ai đó đã dành cả cuộc đời của họ để học bài học nào đó đau đớn và đang tặng những thỏi vàng đó cho bạn với ít hơn 10 đô la. Tại sao bạn lại không dùng kiến thức đó để có thể học từ người khác. Bất cứ gì bạn muốn học đã ở ngay những đầu ngón tay bạn. Hãy đọc đi.
“Tôi chưa bao giờ để việc đến trường can thiệp vào giáo dục của tôi.” – Mark Twain
Hãy gắn bó với những người làm thứ bạn muốn làm. Gọi họ. Lên LinkedIn và kết nối với họ, và kiếm một công việc thực tập hoặc một công việc mức khởi điểm, bất cứ điều gì bạn cần làm để thâm nhập vào lĩnh vực bạn thật sự quan tâm.
Khi bạn hoàn toàn đam mê một thứ, bạn sẽ kinh ngạc vì bạn học hỏi nhanh ra sao, bạn tiếp thu kiến thức mới một cách thèm khát như thế nào. Kết nối với bạn bè nữa; bạn cũng có thể học dễ dàng như vậy từ những người như bạn, bởi vì các bạn đều có những kinh nghiệm mới và độc đáo để chia sẻ cho nhau.
Đây là đầu tư khôn ngoan nhất bạn có thể làm. Biến việc học hỏi tức thời thành một thói quen. Kiến thức không thể bị cướp đi hoặc vỡ bể như những thứ vật chất. Đó là lý do tại sao những nhà triệu phú bị sạt nghiệp một năm và giàu hơn vào năm sau đó. Tiền không phải là thứ làm họ giàu, mà là kiến thức. Ngân hàng không thể chiếm lại đầu óc của bạn. Đầu tư vào đầu óc của bạn, và bạn sẽ có thể đưa nó vào làm việc đến khi bạn chết đi.
7. Bạn làm những thứ giống nhau mỗi ngày
Chỉ vì bạn lớn lên thêm không có nghĩa là bạn sẽ trở nên thành công thêm. Đó là một giả thuyết mà rất nhiều người dường như đặt ra, dù họ có nhận ra điều đó hay không, và giả thuyết đó sai. Sau khi bạn tốt nghiệp, tất cả tùy vào bạn có những bước tiến bộ đi lên trong cuộc đời bạn hay không.
Sẽ không ai đưa tận tay bạn thứ gì, và bạn sai nếu bạn nghĩ rằng bạn hiển nhiên xứng đáng nhận nó – sau cùng thì có thể là bạn chưa làm được gì hết. Thế giới hiện đại đầy những người 20 mấy tuổi được giáo dục quá đầy đủ mà không có triển vọng nghề nghiệp thật sự, bối rối vì những gì đã xảy ra, và vẫn sống từ Ngân hàng của Bố và Mẹ.
“Nếu ngày mai bạn làm những thứ mà hôm nay bạn đã làm, thì ngày mai bạn sẽ có những thứ hôm nay bạn có.” – Benjamin Franklin
Không ai biết họ đang làm gì ở độ tuổi 2x bởi vì có quá ít người hiểu rằng thời gian là tài sản quý giá nhất trong cuộc sống, và bạn sẽ không bao giờ lấy lại nó được. Ngay cả những nhà tỉ phú cũng không mua được thêm thời gian. Họ chết đi, cũng giống như bạn và tôi sẽ chết. thời gian là nguồn tài sản quý giá nhất của bạn, và nó liên tục trôi đi. Bạn có thể tiết kiệm tiền, bạn có thể cố gắng để kiếm nhiều hơn sau này và bù đắp cho những thiếu hụt của bạn từ tuổi trẻ, nhưng thời gian của bạn lúc này có hạn.
Nếu bạn muốn những kết quả khác nhau vào ngày mai, hãy làm những thứ khác nhau ngày hôm nay. Sẽ không bao giờ dễ dàng mạo hiểm nhiều vào thử những thứ mới mẻ hơn lúc bạn vẫn còn trẻ – khả năng là bạn có ít trách nhiệm và ràng buộc kéo bạn xuống. Nếu môi trường bạn đang kìm hãm bạn, hãy thay đổi môi trường đó.
Hãy hình thành những thói quen mà sẽ xác định cuộc sống trưởng thành của bạn. Loại bỏ những điều tiêu cực, đón nhận những điều tích cực, và hình thành những thói quen mà sẽ nuôi dưỡng cho sự thành công.
Cuối cùng, mọi người nhận ra rằng họ là tạm thời. Điều đó thấm vào, từng ít từng ít một, rằng bạn sẽ không ở đây mãi mãi. Hiểu điều đó lúc bạn hiện còn trẻ so với lúc ở tuổi 50x khi bạn cuối cùng đã nhận ra tuổi trẻ đã lướt qua bạn rồi. Sự thật rằng cuộc sống của bạn có thể và sẽ sẽ kết thúc, điều mà bạn không cảm thấy khi là người trẻ (bởi vì chúng ta giả định rằng thời gian chúng ta vẫn còn nhiều và dường như là vô hạn), sẽ trở thành hiện thực.
Với hầu hết mọi người, thay đổi đó bước với cuộc đời họ rất muộn. Hãy để cho bản thân bạn cảm thấy nó. Chấp nhận nó. Ngẫm nghĩ nó. Thời gian của bạn sẽ bay qua. Hãy bắt đầu làm cho nó có ý nghĩa hôm nay. Sống có mục đích. Sống với niềm đam mê.
8. Bạn đã trốn thoát đến trường cao học
Bạn nên đi học cao học nếu bạn muốn theo đuổi một ngành nghề yêu cầu nó. Đừng đi chỉ vì cho có, hoặc để trì hoãn việc bước chân vào thị trường việc làm, hoặc để lý lịch của bạn tốt hơn bằng cách thêm một dòng vào đó. Hãy cho các nhà tuyển dụng thấy kết quả, chứ không phải bằng cấp.
Quá nhiều người đi học cao học như là cách để ẩn náu, bởi vì họ sợ thế giới ngoài học đường. Đó là tất cả những gì họ biết. Những người này thường không có thành quả tốt đẹp sau khi cao học kết thúc.
Cao học không phải là cách để kéo dài ngày hạn trả tiền.
Có vô số ứng cử viên xin việc với những tấm bằng thạc sĩ thơm tho mà họ sẽ không dùng đến, và tôi thấy vô số người lập kế hoạch cao học mà hoàn toàn không có một ý niệm là tại sao họ muốn học cao học. Nghe khá hay ho để nói rằng, “Tôi đang học cao học”, nhưng tôi luôn luôn có thể cảm nhận một cảm giác không chắc chắn đằng sau những từ đó. Với nhiều người trong số họ, đó là một đầu tư cả chục ngàn đô la và 2 đến 3 năm của cuộc đời họ. Đó là một phần ba của những năm tuổi hai mươi của họ. Đó là thời gian rất quý giá. Nó có đáng không?
Và tùy thuộc vào lĩnh vực bạn theo, cao học có thể không làm bạn trở nên sáng giá hơn. Tuy nhiên, điều mà nó chắc chắn sẽ làm là giữ bạn xa khỏi những kinh nghiệm làm việc đáng giá thời gian bao lâu đó.
Đồng thời, bạn bè bạn những người đã dùng những năm đó học những bài học thực tiễn bằng con đường khó khăn sẽ sáng giá hơn bạn và có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn bạn.
“Vậy mà, trong vài tuần bắt đầu chương trình Tiến sĩ, cô ấy phát hiện ra rằng cô đã đặt bước lên con tàu đang chìm. Không có công việc nào cả, những sinh viên khác cho cô biết; nghề này đã đầy ắp những ông lão lâu năm sẽ không nhường bước cho thế hệ sau. Đồng thời, Internet đang bùng nổ, và những đứa nhóc chúng ta cho C+ đang len ra khỏi đại học và làm giàu trên những lá cổ phiếu trong khi chúng ta cày lưng cho một khoản lương bổng đáng thương mà thậm chí còn không đủ để lo tiền thuê nhà.” – Tom Perrotta
Trong trường hợp xấu nhất, bạn buộc phải vác thêm những khoản vay tiền học nặng nề, và chúng sẽ treo quanh cổ bạn như một gánh nặng cả một thập kỉ sau. Cái loại nợ đó có thể bắt bạn dính lấy một công việc – bất cứ công việc nào, dù là cái bạn ghét – để vật lộn để kiếm được những khoản lương tối thiểu trong mấy thập kỉ.
Trường cao học vốn không xấu, và với vài người đó là quyết định đúng. Nhưng không bao giờ là quyết định đúng nếu làm chỉ cho có cái để làm. Hãy biết con đường của bạn, và đề ra một quyết định lô-gíc và có lý trí về việc trường cao học có phải là bước đi thông minh trên con đường của bạn hay không.
9. Bạn đang không thúc đẩy bản thân
Tài năng thôi là chưa đủ. Thành công là sản phẩm của sự chăm làm, không phải của tài năng. Tất cả chúng ta đều biết những người tài năng mà kỹ năng họ không bao giờ được sử dụng hiệu quả bởi vì sự lười biếng. Suy nghĩ tiêu cực như “Tôi không có tài năng” hoặc “Tôi không đủ thông minh” không phải là một cách ngụy biện để không cố gắng điều gì đó.
Không ai biết họ làm gì ở độ tuổi 2x bởi vì rất ít người nhận ra rằng bạn đơn giản phải làm việc. Làm đi làm lại. Thất bại lần này qua lần khác, khóc lần này qua lần khác, đứng dậy trở lại và học từ những kinh nghiệm đó. Nói chuyện với người khác, nghiên cứu, điều chỉnh chiến lược, và cố gắng thêm nữa. Kiên trì là một phẩm chất cao quý.
Một khi bạn đã bắt đầu, đừng dừng lại. Chữa những lỗi lầm, nhưng đừng bỏ cuộc. Có thể bạn đã cố gắng nhiều thứ trong cuộc đời, nhưng có khả năng là bạn chưa bao giờ toàn tâm toàn ý cho một thứ gì đó trong một thời gian dài. Nếu mục tiêu bạn đang hướng đến đúng là sứ mệnh của cuộc đời bạn, bạn sẽ thấy khó để quăng nó sang bên – động lực trong bạn sẽ bảo bạn tiếp tục.
Hãy lắng nghe ngọn lửa đó. Không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng một lần nữa, không việc nào vĩ đại từng dễ dàng. Khi đời sống xã hội của bạn bắt đầu tệ đi, tiền vào túi bạn dần cạn đi, và những tuyệt vọng bắt đầu chồng chất lên, đừng bỏ cuộc. Đó là tiến triển, và nó không dễ dàng, nhưng có ánh sáng ở phía bên kia. Những người có thể đi xuyên qua những khoảnh khắc như thế là điều tách biệt những con sói khỏi những con cừu.
“Vấn đề không phải là bạn đập mạnh như thế nào. Vấn đề là bạn có thể chịu bị đập mạnh đến đâu và vẫn tiếp tục tiến lên. Bạn chịu được đến đâu và tiếp tục tiến lên. Đó là cách có được chiến thắng!” – Rocky Balboa
Có bằng chứng được kể rằng để có thể thật sự chế ngự cái gì đó bạn phải dành ra ~10.000 tiếng đồng hồ thực hiện nó. Đó bằng năm năm làm việc. Qua kiên trì bạn có thể vượt mặt những người chỉ có tài năng và không có đạo đức làm việc vào ngày nào trong tuần.
Đừng ngồi lui lại trong một công việc thoải mái đem đến cho bạn 5% tăng thu nhập mỗi năm. Bạn đang không học hỏi. Bạn đang không thúc đẩy bản thân. Bạn đang không lớn lên. Bạn đang tốn thời gian và sống cuộc đời tự mãn. Nếu bạn muốn thấy thay đổi, bạn sẽ phải mạo hiểm, bỏ thời gian vào nó, và làm việc cật lực.
10. Bạn là một kẻ nghiện chất kích thích biết đi
Bạn ở bờ cạnh của mọi xu hướng. Bạn biết về những thời trang mới nhất, và bạn có cảm nhận mạnh mẽ về phong cách. Bạn là một người nghiện mua sắm và yêu những trung tâm thương mại. Bạn say sưa với tất cả tập phim của những chương trình TV nóng sốt, và dãy phim Netflix của bạn dài cả dặm.
Nghe có vẻ giống bạn? Nếu vậy, bạn có thể là một kẻ nghiện – di chuyển từ chất kích thích nhanh này đến chất khác, tiêu thụ truyền thông và xu hướng mới nhất như một người nghiện.
Đồng hồ đẹp, kính đẹp, xe hơi đẹp – Ai quan tâm? Nó có quan trọng trong 3 năm tới không? Còn 10 năm tới thì sao?
Đừng lo, tôi sẽ đợi…
“Những vật bạn sở hữu cuối cùng sẽ sở hữu bạn. Chỉ đến lúc bạn mất tất cả bạn mới tự do để làm bất cứ thứ gì.” – Chuck Palahniuk
Đó không phải là những thứ xấu, nhưng đến khi những thứ đó tất cả đều là vật tiêu thụ thì chúng sẽ kìm hãm bạn phát triển một cuộc sống của hành động. Chúng biến bạn thành một người tiêu dùng đơn thuần thay vì một nhà sản xuất. Hãy thôi tiêu thụ thông tin và bắt đầu tạo nên một cuộc đời đáng sống.
Hãy thôi mất thời gian lấp cuộc sống bạn với những thứ mà các công ty quảng cáo tỉ đô bảo rằng bạn cần, và thay vào đó gầy dựng những ngày của bạn để đến được chỗ bạn muốn đến.
Bất cứ khi nào bạn ra quyết định về cuộc đời mình, hãy hỏi bản thân: “Điều này có làm tôi trở thành một người tự tin hơn và tiến tới mục đich của tôi hơn không, hay nó sẽ làm tôi cách xa hơn con người mà tôi lẽ ra trở thành?” Nếu những thói quen của bạn đang kìm hãm sự tiến bộ của bạn, hãy đào chúng đi – chúng chỉ giữ bạn lại mà thôi. Hãy tiến lên phía trước ngay.