1. Về tác giả
Howard Marks là chủ tịch và đồng sáng lập của Oaktree Capital Management, một công ty đầu tư có trụ sở tại Los Angeles. Ông cũng đã xuất bản ba cuốn sách về đầu tư, trong đó cuốn “Mastering the market cycle” là một trong những cuốn mới nhất của ông.
2. Nội dung chính của cuốn sách
“Mastering the market cycle” cung cấp cái nhìn sâu sắc thực tế và phân tích sắc bén về cách hiểu, theo dõi và phản ứng với những thăng trầm của chu kỳ thị trường. Nó không chỉ giải thích chu kỳ là gì, chúng có xu hướng hành động như thế nào và điều gì ảnh hưởng đến chúng, mà còn là cách tốt nhất để định vị bản thân trong chúng để đối phó với rủi ro và môi trường thị trường hiện tại. Đồng thời, nó thảo luận về nhiều chu kỳ tài chính gần đây, đưa ra những bài học có thể rút ra từ mỗi chu kỳ.
PHẦN 1: THE CREDIT CYCLE
Trong phần 1 này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về Chu kỳ tín dụng – Credit Cycle:
3. Chu kỳ tín dụng
3.1. Chu kỳ tín dụng là chu kỳ biến động nhất‘
Tín dụng’ là huyết mạch của một nền kinh tế. Chu kỳ tín dụng đôi khi được gọi là chu kỳ thị trường vốn, nhưng tác giả không thấy sự khác biệt này là quan trọng.Vốn = tất cả số tiền được sử dụng để tài trợ cho một doanh nghiệp.Tín dụng = phần vốn của công ty được tạo thành từ nợ thay vì vốn chủ sở hữu.Tác giả cho rằng chu kỳ tín dụng là chu kỳ biến động nhất trong các chu kỳ và có tác động lớn nhất.Chỉ cần một dao động nhỏ trong nền kinh tế tạo ra sự biến động lớn về khả năng cung cấp tín dụng, với tác động lớn đến giá tài sản và nền kinh tế. Những thay đổi về sự sẵn có của vốn hoặc tín dụng là một trong những thay đổi ảnh hưởng cơ bản đến nền kinh tế, công ty và thị trường.
3.2. Chu kỳ tín dụng hoạt động như thế nào?
“Sự thịnh vượng mang lại cho vay mở rộng, dẫn đến việc cho vay thiếu khôn ngoan, dẫn đến thua lỗ lớn, khiến người cho vay ngừng cho vay, điều này kết thúc sự thịnh vượng.”
Chu kỳ tín dụng có thể dễ dàng được hiểu thông qua phép ẩn dụ về một cái cửa sổ. Khi cửa sổ rộng mở, tài chính dồi dào và dễ dàng có được, và khi nó đóng cửa, nguồn tài chính sẽ khan hiếm và khó có được. Tác giả đã giải thích một số chi tiết của chu kỳ tín dụng như sau:
Khi nền kinh tế chuyển sang thời kỳ thịnh vượng. Các nhà cung cấp vốn phát triển mạnh, tin tức xấu là khan hiếm, rủi ro kéo theo việc cho vay và đầu tư dường như đã bị thu hẹp → Sự lo lắng về rủi ro biến mất. Các tổ chức tài chính chuyển sang mở rộng hoạt động kinh doanh của họ để cung cấp thêm vốn bằng cách giảm lợi nhuận (ví dụ: cắt giảm lãi suất), hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, cung cấp nhiều vốn hơn cho một giao dịch nhất định và nới lỏng các giao ước.
Ở cực điểm, các nhà cung cấp các dự án và người vay tài chính vốn không đáng được tài trợ. Điều này dẫn đến phá hủy vốn – nghĩa là đầu tư vốn vào các dự án khi chi phí sử dụng vốn vượt quá tỷ suất lợi nhuận trên vốn, và cuối cùng đối với các trường hợp không có khả năng hoàn vốn.
Khi đạt đến điểm này, chu kỳ được đảo ngược. Các khoản thua lỗ khiến người cho vay chán nản và né tránh. Lo ngại rủi ro tăng lên, và cùng với đó là lãi suất, tín dụng và các hạn chế và yêu cầu giao ước tăng lên. Có sẵn ít vốn hơn — và ở mức đáy của chu kỳ, chỉ cho những người vay đủ điều kiện nhất. Các công ty trở nên đói vốn. Người vay không thể đảo nợ, dẫn đến vỡ nợ và phá sản.
Tất nhiên, ở mức cực đoan, quá trình này đã sẵn sàng để được đảo ngược một lần nữa. Bởi vì sự cạnh tranh để thực hiện các khoản vay hoặc đầu tư là thấp, lợi nhuận cao có thể được yêu cầu cùng với mức độ tín nhiệm cao. Ngược lại, những người cam kết vốn vào thời điểm này có lợi nhuận cao, và những khoản lợi nhuận tiềm năng đầy cám dỗ đó bắt đầu thu hút vốn. Bằng cách này, sự phục hồi bắt đầu được thúc đẩy.
3.3. Tại sao chu kỳ tín dụng quan trọng?
Đầu tiên, vốn hoặc tín dụng là một thành phần thiết yếu trong quá trình sản xuất. Do đó, khả năng của các công ty (và nền kinh tế) phát triển thường phụ thuộc vào sự sẵn có của vốn gia tăng.
Thứ hai, vốn phải có sẵn để các khoản nợ đáo hạn, được tái cấp vốn. Các doanh nghiệp thường “vay ngắn để đầu tư dài” – sự sắp xếp này hoạt động hiệu quả khi thị trường tín dụng mở, nghĩa là nợ có thể xoay vòng qua một cách dễ dàng khi nó đến hạn. Nhưng tài sản dài hạn không thể dễ dàng thanh lý và các khoản nợ ngắn hạn có thể dễ dàng gây ra khủng hoảng nếu chu kỳ tín dụng chuyển sang âm do đó nợ đến hạn không thể được tái cấp vốn. Sự không khớp cổ điển này thường là nguyên nhân của sự sụp đổ.
Thứ ba, các tổ chức tài chính đại diện cho một trường hợp phụ thuộc đặc biệt, phóng đại trên thị trường tín dụng. Ví dụ, hãy xem xét ngân hàng nhận tiền gửi có thể được được rút bất kỳ ngày nào nhưng lại sử dụng chúng để thực hiện các khoản vay thế chấp sẽ không bị hoàn trả trong ba mươi năm. Điều gì xảy ra nếu tất cả những người gửi tiền yêu cầu tiền của họ phải rút ra vào cùng một ngày tồi tệ?
Thứ tư và cuối cùng, thị trường tín dụng đưa ra những tín hiệu tuyệt vời tác động tâm lý. Thị trường tín dụng đóng cửa khiến nỗi sợ hãi lan rộng, thậm chí tỷ lệ thuận với sự tiêu cực của doanh nghiệp.
Theo AFA Capital
Nhận định từ Biquangphuc
Quyển sách ru ngủ khá tốt nếu như người đọc không thật sự có nhiều quan tâm đến các chủ đề về chu kỳ nói chung và chu kỳ thị trường chứng khoán nói riêng.
Trước tiên, mình quyết định mua quyển này là vì Howard Marks, khá ngớ ngẩn là trước đây mình thẳng tay loại nó khỏi wishlist vì sự nhầm lẫn ở tựa sách, cho tới khi phát hiện ra đây là quyển sách viết về chu kỳ thị trường của chủ tịch Oaktree Capital Management.
Nói quyển sách có khả năng ru ngủ là vì nó dày 422 trang và chỉ nói về một nội dung duy nhất: chu kỳ thị trường chứng khoán & phần mở rộng các chu kỳ thị trường khác. Cá nhân mình thật sự đã rất cố gắng mới vượt qua hết được 11 chương đầu tiên, cho đến khi tìm được sự hào hứng từ chương 12 cho đến hết. Nói vậy không có nghĩa đây là quyển sách dở hay nội dung không bổ ích, ngược lại Howard Marks đã chia sẻ gần như tất cả những hiểu biết của ông về chu kỳ thị trường, sự hoạt động của nó, cách định vị chu kỳ…đã đem đến thành công cho Oaktree Capital Management như thế nào.
3 chương đầu, tác giả nêu lên định nghĩa chu kỳ là gì, bản chất của nó, trả lời câu hỏi tại sao phải nghiên cứu về chu kỳ, và đặc biệt ở chương 3 là cuộc tranh luận với Nick Train – một độc giả – về sự đều đặn của chu kỳ. Nick cho rằng đã gọi là chu kỳ thì nó phải là một vòng tròn của sự lặp lại từ đó dẫn đến khả năng dễ dàng phán đoán trước tương lai thị trường, trong khi bản thân anh thì tin vào lý thuyết thị trường ngẫu nhiên.
Chương 4 và 5 tác giả nói riêng về chu kỳ kinh tế & sự tham gia của chính phủ trong chu kỳ kinh tế bởi vì “Một nền kinh tế quá mạnh có thể làm tăng lạm phát và đưa nền kinh tế lên cao đến mức không thể tránh khỏi suy thoái. Mặt khác, một nền kinh tế quá yếu có thể khiến cho lợi nhuận công ty sụt giảm và làm con người mất việc. Do vậy, ngân hàng trung ương và các quan chức ở Bộ Ngân Khố (tương đương ở Việt Nam là Kho Bạc Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài Chính) phải có một phần trách nhiệm trong việc quản lý chu kỳ kinh tế”.
Từ chương 6 đến 11 là sự mở rộng về các chu kỳ khác như chu kỳ lợi nhuận, chu kỳ tâm lý của nhà đầu tư, chu kỳ của thái độ đối với những rủi ro, chu kỳ tín dụng, chu kỳ nợ xấu & chu kỳ bất động sản. Đây là phần gây buồn ngủ cho mình nhất, phần vì đã đọc được một nửa quyển sách, phần vì mình chưa đủ hiểu biết về tín dụng, về nợ xấu, về bất động sản…
Bắt đầu từ chương 12 “Kết hợp tất cả – chu kỳ thị trường” là phần nội dung mang tính thực tế cao, mà cá nhân mình nghĩ là người đọc sẽ cực kỳ quan tâm như: cách đối phó với chu kỳ thị trường và những giới hạn trong khả năng, cách định vị một chu kỳ, cách xác định một chu kỳ thành công, cách nhận định về chu kỳ trong tương lai. Nền kinh tế và thị trường chưa bao giờ dịch chuyển theo một đường thẳng trong quá khứ, và chúng cũng sẽ không dịch chuyển như vậy trong tương lai. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư thấu hiểu được chu kỳ sẽ tìm thấy cơ hội tạo ra lợi nhuận.
Chương 18 – chương cuối cùng – là một bản tổng hợp những ý quan trọng do chính Howard Marks biên tập lại như lời của chính ông: “Tôi sẽ đưa ra kết luận bằng việc tập họp lại một số đoạn văn trong cuốn sách, những đoạn mà tôi nghĩ là chìa khóa để hiểu về chu kỳ, nguồn gốc của chúng & cách đối phó với chúng”. Mình nghĩ mọi người có thể bắt đầu đọc từ chương 18 trước khi nghiền ngẫm quyển sách, sẽ cho một góc nhìn tổng quát hơn khi quay lại đọc từ đầu chương 1 của “Mastering The Market Cycle” – quyển sách của người đàn ông đang quản lý một quỹ giá trị 158 tỉ đô-la Mỹ (số liệu tháng 9/2021)
Thông tin sách
Tên Sách: Phân Tích Thị Trường Chứng Khoán
Tác giả: Howard Marks
Thể loại: » Sách Kinh Tế »
Nhà xuất bản: 1980 Books
Công ty phát hành: 1980 Books
Mua Sách:
TIKI.VN: XEM GIÁ
SHOPEE: XEM GIÁ
Tải Sách:
Phân Tích Thị Trường Chứng Khoán: PDF EPUB MOBI
Mastering The Market Cycle: PDF EPUB MOBI
(CĐPT – khuyến khích các bạn hãy mua sách chính hãng tại các hiệu sách trên toàn quốc)