[Sách] Nguyên Tắc – Principles: Life and Work

87

𝐑𝐀𝐘 𝐃𝐀𝐋𝐈𝐎 – 𝐏𝐑𝐈𝐍𝐂𝐈𝐏𝐋𝐄𝐒 – 𝐋𝐈𝐅𝐄 𝐀𝐧𝐝 𝐖𝐎𝐑𝐊

Những gì đã và đang xảy ra là chưa từng có trong cuộc sống của chúng ta trước đây. Đây là mức suy giảm cực kỳ nguy hiểm, nếu không được bù đắp sẽ gây hậu quả lâu dài”- Ray Dalio.

𝗥𝗮𝘆 𝗗𝗮𝗹𝗶𝗼 𝗹𝗮̀ 𝗮𝗶?

Nếu ai thích đầu tư và “ham làm giàu”, chắc đã nghe qua tên của Ray Dalio được mệnh danh“Steve Jobs của việc đầu tư” và “vua triết học của vũ trụ tài chính” tỷ phú tự thân Ray Dalio (sinh năm 1949) được xem là một trong những nhà quản lý quỹ đầu cơ giỏi nhất thế giới hiện nay, nhân vật từng được tạp chí Time bình chọn là một trong số “100 gương mặt có ảnh hưởng nhất trên thế giới”. Ông sáng lập ra quỹ Phòng Hộ (hedge fund) lớn nhất thế giới Bridgewater. Tổng tài sản quỹ này quản lý lên tới 160 tỷ USD. Tài sản hiện tại của Ông là 20,3 tỷ đô la.

Với tuổi thọ trung bình là 5 năm đối với một quỹ phòng hộ (hedge fund), như vậy không phù hợp với Giả thuyết thị trường hiệu quả cho thấy không thể đánh bại thị trường liên tục trên cơ sở điều chỉnh rủi ro. Bridgewater, hơn 40 năm hoạt động ấn tượng, là một ngoại lệ.

Ray Dalio bắt đầu đầu tư ở tuổi 12, Dalio làm việc tại Câu lạc bộ Links Golf Club, nơi mà anh có thể tiếp cận giới siêu giàu (High Net Worth Individual – HNWI) và chứng khoán là một trong chủ đề được thảo luận nhiều nhất khi đánh Golf.

Dalio trẻ tuổi đã học về giao dịch chứng khoán từ các thành viên câu lạc bộ và với 300 đô la tiết kiệm được cũng như từ thông tin “nghe lỏm” được, anh mạnh dạn đầu tư vào Northeastern Airlines, một cổ phiếu có giá phải chăng với mức 5 đô la cho mỗi cổ phiếu. May mắn thay, ngay khi Dalio vừa mua thì chứng khoán của công ty tăng gấp 3 lần giá trị.

Có số vốn lớn hơn trong tay cộng với niềm tin được thúc đẩy nhờ thành công này, Dalio nghiên cứu kĩ hơn về thị trường chứng khoán, anh bắt đầu tìm kiếm và đọc những báo cáo hàng năm, mạnh dạn xin lời khuyên từ các nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn lúc bấy giờ. Dalio tiếp tục đầu tư thành công trong những năm học trung học và tăng vốn đáng kể khi anh tốt nghiệp ra trường vài năm sau đó.

Trong khi theo học Đại học Long Island, Dalio tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán và bắt đầu tìm hiểu về thị trường hàng hóa tương lai. Thị trường tương lai đã hấp dẫn Dalio một phần do yêu cầu ký quỹ tương đối thấp cho phép ông nắm giữ các lệnh lớn hơn với số vốn ít hơn. Bên cạnh đó, việc học của Dalio rất xuất sắc sau đó được nhận vào Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School).

Sau này khi đã tốt nghiệp MBA của Trường Kinh doanh Harvard., công việc đầu tiên khi ra trường của ông là làm việc tại sàn giao dịch chứng khoán New York. Năm 1974, ông làm nhà môi giới độc lập tại Shearson Hayden Stone, 1 năm sau đó tức năm 1975 Ray Dalio rời khỏi Sheraton Hayden Stone thành lập Bridgewater vào ở tuổi 26, ban đầu công ty cũng chính là căn hộ nơi ông ở. Nhờ vào một số quan hệ đã có từ các công việc trước, ông bắt đầu tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá và lãi suất.

“Nấc thang lên thiên đường” của công ty chính là thời điểm đạt được hợp đồng với McDonald’s (MCD) về tư vấn dòng tiền và tài chính. Sau đó, Bridgewater tiếp tục quản lý các khoản đầu tư cho Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Công ty Eastman Kodak (KODK) trong những năm 1980. Công ty hiện đang làm việc với khách hàng bao gồm các chính phủ nước ngoài, ngân hàng trung ương, quỹ hưu trí và các khoản hiến tặng đại học. Trụ sở chính nay đã rất to lớn được đặt tại Westport, Conn., Số nhân viên lên đến khoảng 1.500 người.

Giống như George Soros của Quỹ Quantum, Dalio là một nhà đầu tư vĩ mô toàn cầu nhằm thu lợi nhuận từ việc dự đoán các xu hướng kinh tế toàn cầu bằng cách sử dụng một loạt các công cụ tài chính, đa dạng hoá rộng chiến lược đầu tư của công ty, tránh rủi ro liên quan đến việc tập trung vào một ngành duy nhất.

Dù đã rất thành công trong lĩnh vực đầu tư, nhưng Ray Dalio vẫn duy trì thói quen của một nhà phân tích, Dalio vẫn hàng ngày tự mình hiểu về các sự kiện kinh tế và tài chính liên quan đến nhau như thế nào.

Trong năm 2007, Bridgewater đã dự đoán đúng sự kiện bong bóng nhà đất và cho vay “nổ”, nguy cơ mất khả năng thanh toán của các ngân hàng lớn cũng đã được Bridgewater dự đoán trước. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, quỹ Bridgewater vẫn đạt lợi nhuận dương. Nhận xét về tầm cỡ của hoạt động của Dalio, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker nói với The Economist rằng “Đôi khi tôi cảm thấy các số liệu thống kê và phân tích thị trường do Ray Dalio làm còn nhiều hơn cả Cục Dự trữ Liên bang thực hiện”.

Năm 2008, Dalio đã xuất bản một bài luận mang tên “How the Economic Machine Works: A Template for Understanding What is Happening Now” để giải thích mô hình của ông về khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới. Sau 46 năm hoạt động cho tới năm 2021, Bridgewater Associates trở thành một trong quỹ đầu tư lớn nhất trên thế giới với 160 tỷ USD tài sản đang được quản lý.

𝗟𝘆́ 𝗗𝗼 𝗥𝗮 Đ𝗼̛̀𝗶 𝗖𝘂𝗼̂́𝗻 𝗦𝗮́𝗰𝗵 𝗣𝗿𝗶𝗻𝗰𝗶𝗽𝗹𝗲𝘀

Ray Dalio có tâm sự ở phần đầu cuốn sách là:”I’m passing along these principles because I am now at the stage in my life in which I want to help others be successful rather than to be more successful myself. Because these principles have helped me and others so much. I want to share them with you. It’s up to you to decide how valuable they really are and what, if anything, you want to do with them”

𝗧𝗼̂𝗶 đ𝗮𝗻𝗴 𝗼̛̉ 𝗴𝗶𝗮𝗶 đ𝗼𝗮̣𝗻 𝗰𝘂̉𝗮 𝗰𝘂𝗼̣̂𝗰 đ𝗼̛̀𝗶 𝗸𝗵𝗶 𝗺𝗮̀ 𝘁𝗼̂𝗶 𝗺𝗼𝗻𝗴 𝗺𝘂𝗼̂́𝗻 𝗴𝗶𝘂́𝗽 đ𝗼̛̃ 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗸𝗵𝗮́𝗰 𝘁𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝗵𝗼̛𝗻 𝗹𝗮̀ 𝘁𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝘂̉𝗮 𝗰𝗵𝗶́𝗻𝗵 𝗯𝗮̉𝗻 𝘁𝗵𝗮̂𝗻 𝗺𝗶̀𝗻𝗵. 𝗡𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗾𝘂𝘆 𝘁𝗮̆́𝗰 “𝗽𝗿𝗶𝗻𝗰𝗶𝗽𝗹𝗲𝘀” 𝗻𝗮̀𝘆 đ𝗮̃ 𝗴𝗶𝘂́𝗽 𝘁𝗼̂𝗶 𝘃𝗮̀ 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗸𝗵𝗮́𝗰, 𝗱𝗼 đ𝗼́ 𝘁𝗼̂𝗶 𝗺𝘂𝗼̂́𝗻 𝗰𝗵𝗶𝗮 𝘀𝗲̉ 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗯𝗮̣𝗻. 𝗩𝗶𝗲̣̂𝗰 𝗾𝘂𝘆𝗲̂́𝘁 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗾𝘂𝘆 𝘁𝗮̆́𝗰 𝗻𝗮̀𝘆 𝗰𝗼́ 𝗴𝗶𝗮́ 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗵𝗮𝘆 𝗰𝗼́ 𝗮́𝗽 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝘃𝗮̀𝗼 𝗰𝘂𝗼̣̂𝗰 𝘀𝗼̂́𝗻𝗴 𝗵𝗮𝘆 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝘂̀𝘆 𝘁𝗵𝘂𝗼̣̂𝗰 𝘃𝗮̀𝗼 𝗯𝗮̣𝗻

𝗣𝗥𝗜𝗡𝗖𝗜𝗣𝗟𝗘𝗦

Năm 2011 Ray Dalio tự xuất bản ấn phẩm 123 trang có tên: Nguyên tắc , qua đó phác họa tư duy và triết lý cá nhân của mình về đầu tư và quản lý doanh nghiệp, dựa trên quan sát, phân tích và ứng dụng tại quỹ phòng hộ của ông.

Trong 2013, Dalio bắt đầu chia sẻ “bí quyết đầu tư” và lý thuyết kinh tế trên YouTube qua 30 phút phim hoạt hình, có tên: Bộ máy kinh tế hoạt động như thế nào, đoạn video được xem hơn 10 triệu lần.

Năm 2017 Ray Dalio chính thức cho ra mắt cuốn sách dày 567 trang “Principles: Life and Work” trên sườn của cuốn ấn bản 123 trang chi tiết 40 năm chi tiết về Sự nghiệp làm Quỹ lẫy lừng cũng như Cuộc sống bản thân, ngay lập tức Cuốn Sách trở thành Bestseller đúng nghĩa nói chung 2 năm rồi TOP đầu bảng trên Amazon về Business $ Money nói chung toàn Tỷ Phú và Sói đánh giá nhìn phần Bìa Sách thấy anh Bill Gates và Tony Robbins khen tang hết nấc.

Principles Gồm 3 Phần

𝗣𝗵𝗮̂̀𝗻 𝗜: 𝗪𝗵𝗲𝗿𝗲 𝗜’𝗺 𝗖𝗼𝗺𝗶𝗻𝗴 𝗙𝗿𝗼𝗺. 𝗧𝗼̂𝗶 Đ𝗲̂́𝗻 𝗧𝘂̛̀ Đ𝗮̂𝘂?

Phần đầu cuốn sách 𝗠𝘆 𝗖𝗮𝗹𝗹 𝗧𝗼 𝗔𝗱𝗮𝘃𝗲𝗻𝘁𝘂𝗿𝗲- 𝗧𝗶𝗲̂́𝗻𝗴 𝗴𝗼̣𝗶 𝗯𝗮̆́𝘁 đ𝗮̂̀𝘂 𝗰𝘂𝗼̣̂𝗰 𝗽𝗵𝗶𝗲̂𝘂 𝗹𝘂̛𝘂

Ray Dalio khơi gợi ý tưởng “ngừng thỏa hiệp” với lề thói thông thường, làm thế nào để tách khỏi đám đông và tìm thấy hành trình của chính bạn. Dalio chia sẻ:

“Bất kỳ thành công mà tôi có được trong cuộc sống này đều do chuyển hóa từ cái không biết thành cái của mình. Chứ không phải dựa vào những gì tôi đã biết. Những điều tôi chuẩn bị chia sẻ cho mọi người có vẻ như hơi tự phụ, nhưng tôi vẫn sẽ nói, bởi vì tôi tin rằng các nguyên tắc đã giúp tôi thành công cũng có thể giúp những người khác đạt được mục tiêu của họ.

Ngay từ đầu tôi đã phát hiện mình cần những nguyên tắc. Nguyên tắc là cách thông minh để xử lý mọi chuyện. Đặc biệt là trong các tình huống tương tự xảy ra nhiều lần. Mọi thứ đều có nguyên tắc riêng của nó. Từ trượt tuyết cho đến nuôi dạy con cái, hoặc kể cả nấu ăn. Tôi sẽ chia sẻ một số nguyên tắc bao quát và quan trọng nhất của mình mà có thể giúp giải quyết được thắc mắc “Làm sao để tiếp cận mọi thứ”.

Xuất phát điểm của tôi không hề có bất kỳ nguyên tắc nào. Tôi có được chúng nhờ trải nghiệm qua thời gian. Chủ yếu là từ việc mắc sai lầm và cách nhìn nhận lại vấn đề. Nguyên tắc sống của tôi rất đơn giản nhưng chúng không hoàn chỉnh. Tôi vẫn gặp rắc rối trong việc đưa ra quyết định tốt nhất. Thế là tôi vẫn liên tục mắc lỗi và học các nguyên tắc mới mọi lúc. Đó là thực tế.

Ngay từ đầu, tôi cần phải thoát ra khỏi những thỏa hiệp bao quanh tôi, tức là tôi cần phải suy nghĩ cho bản thân mình. Trừ khi bạn muốn một cuộc sống bị dẫn đường bởi người khác, bạn cần tự quyết định mình phải làm gì. Và bạn cần có CAN ĐẢM để làm điều đó. Nhưng ngay từ đầu, tôi không nhận ra đó là chân lý. Tôi có được bài học từ những chuyến phiêu lưu, nhìn lại hành trình của mình. Tôi thấy thời gian giống như một con sông đưa chúng ta tới cuộc gặp gỡ với thực tế và đòi hỏi chúng ta đưa ra quyết định. Chúng ta không thể ngừng trôi trên dòng sông này. Và càng không thể tránh những cuộc chạm trán. Chúng ta chỉ có thể tiếp cận chúng theo cách tốt nhất có thể.

Trong cuộc đời, bạn sẽ phải đối mặt với hàng triệu quyết định. Chất lượng của quyết định sẽ xác định chất lượng cuộc sống của bạn. Trong suốt cuộc đời của mình, những điều quý giá nhất với tôi là những bài học rút ra từ sai lầm. Và tôi tổng hợp chúng để tạo ra những nguyên tắc để tôi không phạm phải sai lầm nữa. Những nguyên tắc này khiến tôi từ một đứa trẻ tầng lớp trung lưu ở Long Island trở nên rất thành công (theo lời đánh giá). Họ đã cho tôi một công việc có ý nghĩa và các mối quan hệ có ý nghĩa mà tôi còn trân quý hơn những thành công thông thường này. Mọi người thường hỏi bí quyết của tôi là gì. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng không phải do bản thân tôi mà là kết quả của cách tiếp cận với cuộc sống và tôi tin rằng hầu hết mọi người đều có thể làm được”

𝗣𝗵𝗮̂̀𝗻 𝗜𝗜 𝗟𝗶𝗳𝗲 𝗣𝗿𝗶𝗻𝗰𝗶𝗽𝗹𝗲𝘀 – 𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝗧𝗮̆́𝗰 𝗧𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗖𝘂𝗼̣̂𝗰 𝗦𝗼̂́𝗻𝗴

Phần 2 Ray Dalio giải thích tại sao để đạt được những gì mình muốn trong cuộc sống, bạn phải đối mặt với thực tại, đặc biệt là thực tại tàn nhẫn mà ta ước gì chúng chưa bao giờ hiện hữu.

Chia sẻ thêm vào năm 1982, bảy năm sau khi thành lập quỹ Bridgewater trong căn phòng 2 giường ngủ của ông tại căn chung cư ở thành phố New York, ông đã đặt cược vào 1 thương vụ tồi khiến ông phải vỡ nợ và suy sụp tinh thần, Ray Dalio mất hết tiền túng quẫn tới mức phải mượn 4.000 USD từ cha tôi để thanh toán các hóa đơn chi phí cho gia đình.

Dalio, lúc 33 tuổi, đã tự tin chắc mẩm rằng thị trường chứng khoán và kinh tế sẽ đi xuống (nguyên nhân từ việc Mexico tuyên bố vỡ nợ). Thay vào đó, kinh tế và thị trường Mỹ lại tăng trưởng mạnh. Những tuần sau đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ra quyết định cắt giảm lãi suất thúc đẩy thị trường nhiều hơn nữa và làm cho Dalio mất mọi thứ. Ông nói: “Vì đưa ra quyết định sai, tôi mất hết tiền của mình, của khách hàng của công ty, tôi phải để mọi người trong công ty ra đi.” Và trong khi miêu tả khoảng thời gian đó là một khoảng thời gian đau buồn, ông cho rằng kinh nghiệm là thứ tốt nhất cho ông và buộc ông phải thay đổi cách tư duy

.Phần Mở Đầu Embrace Reality and Deal With It- Đón nhận và đương đầu với thực tại.

Ray Dalio chia sẻ:”Con đường bạn chọn là quyết định quan trọng nhất của bạn. Với tôi, tôi muốn một cuộc sống tuyệt vời. Tôi sợ sự nhàm chán và tầm thường hơn sợ thất bại. Và tôi bắt đầu với bàn tay trắng, không cần gì hơn ngoài chiếc giường và đồ ăn nên tôi có thể linh hoạt các quyết định để theo đuổi cuộc phiêu lưu.Từ lúc nhỏ, tôi đã quen đuổi theo những thứ mình muốn: ngã sầm, đứng dậy và chạy tiếp và lại ngã. Mỗi lần vấp ngã, tôi thấy mình học thêm một điều gì đó giúp hoàn thiện mình và ít vấp ngã hơn. Bằng cách tái lập nhiều lần, tôi học cách yêu thích quá trình này, kể cả phần vấp ngã. Thông qua đó, tôi va chạm thực tế và học cách ứng biến. Đó là nguồn cảm hứng cho một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của tôi:

𝗦𝗜𝗘̂𝗨 𝗛𝗜𝗘̣̂𝗡 𝗧𝗛𝗨̛̣𝗖 𝗟𝗔̀ 𝗡𝗘̂̀𝗡 𝗧𝗔̉𝗡𝗚 𝗖𝗢̛ 𝗕𝗔̉𝗡 Đ𝗘̂̉ 𝗧𝗔̣𝗢 𝗥𝗔 𝗧𝗛𝗔̀𝗡𝗛 𝗤𝗨𝗔̉ 𝗧𝗢̂́𝗧 Đ𝗘̣𝗣- 𝗕𝗘 𝗔 𝗛𝗬𝗣𝗘𝗥𝗥𝗘𝗔𝗟𝗜𝗦𝗧

Về sự thực, tôi không có ý cao siêu gì hơn ngoài cách thế giới vận hành. Tôi tin rằng chúng ta được tạo hóa ban cho quy luật của thực tại. Con người không tạo ra được nhưng chúng ta có thể sử dụng chúng để mở mang cho chính mình và đạt đến những mục tiêu. Nhận ra điều đó khiến tôi trở thành người theo chủ nghĩa siêu hiện thực – tức khám phá phần thưởng tuyệt vời từ hiểu, chấp nhận và đối diện với thực tại như nó đang là chứ không phải viễn cảnh như tôi mong ước. Tôi nói mình theo chủ nghĩa siêu thực, đôi khi mọi người lại nghĩ tôi đang nói rằng giấc mơ không thể thành sự thật. Điều đó hoàn toàn không đúng. Nếu không có theo đuổi giấc mơ cuộc sống thật buồn chán. Điều tôi muốn nói chính là chủ nghĩa siêu thực là cách tốt nhất để chọn lấy ước mơ để rồi cố gắng đạt được chúng

𝗗𝗥𝗘𝗔𝗠𝗦+𝗥𝗘𝗔𝗟𝗜𝗧𝗬+𝗗𝗘𝗥𝗧𝗥𝗠𝗜𝗡𝗔𝗧𝗜𝗢𝗡=𝗔 𝗦𝗨𝗖𝗖𝗘𝗦𝗦𝗙𝗨𝗟 𝗟𝗜𝗙𝗘

(ƯỚC MƠ lớn + đón nhận THỰC TẠI + rất nhiều QUYẾT TÂM sẽ mang đến cho bạn một CUỘC SỐNG THÀNH CÔNG)

Tôi tin rằng, công thức này đúng với tất cả mọi người. Nhưng một cuộc sống thành công sẽ như thế nào? Chúng ta phải tự định nghĩa thành công cho chính mình. Không quan trọng bạn muốn làm bậc thầy vũ trụ, hay sống dưới bóng cọ. Tôi không quan trọng chuyện này, mỗi người chúng ta chọn ra mục tiêu dựa trên giá trị của mình và cân nhắc đâu là con đường tốt nhất. Nhưng chúng ta cần có những phương thức tiếp cận để đưa ra những quyết định khôn ngoan. Đặc biệt khi đối diện với những vấn đề, sai lầm và yếu điểm trên chặng đường. Để thành công, chúng ta cần phải đón nhận toàn bộ thực tại. Đặc biệt là những thực tại tàn nhẫn, đến độ ta ước gì chúng không phải sự thật.

SỰ THẬT

Truth- or, more precisely, an accurate understanding of reality- is the essential foundation for good outcome.

Đầu tiên, hãy xem xét những thực tại tàn nhẫn khiến tôi chịu nhiều đau đớn nhưng tôi học được nỗi đau này chỉ là vấn đề tâm lý và cách nhìn của tôi khác đi sẽ khiến thế giới xung quanh tôi thay đổi. Tôi chuyển cách nhìn vấn đề như câu đố, tôi sẽ nhận được phần thưởng nếu có thể giải quyết được chúng. Chúng giúp tôi ứng biến với vấn đề trong tầm tay. Chúng cho tôi nguyên tắc giải quyết các vấn đề tương tự trong tương lai. Chúng cho tôi nguyên tắc giải quyết các vấn đề tương tự trong tương lai.

“You better make sense of what happened to other people in other times and other places because if you don’t, you won’t know if these things can happen to you and, if they do, you won’t know how to deal with them.”

Bạn nên hiểu rõ những gì đã xảy ra với người khác, ở một nơi khác, hay thời điểm khác vì nếu không, bạn không thể biết rằng những điều đó có xảy ra với bạn hay không, và nếu chúng xảy ra với bạn, bạn cũng không biết phải xử lý chúng như thế nào.

(Dalio nhận ra bài học này khi tìm hiểu điều gì đang xảy ra với đồng dollar vào thời điểm năm 1971 khi còn là một nhân viên tại Thị trường trao đổi chứng khoán New York. Trong khi ông phán đoán rằng đồng dollar sẽ rớt giá, thị trường chứng khoán thực tế tăng 4%, đạt ngưỡng tăng trưởng đáng kể trong ngày. Thông qua việc rà soát lại các cuộc phá giá tiền tệ trong quá khứ, ông đã học được rằng: mọi thứ đang diễn ra đã từng xảy ra trước đây: tiền tệ phá mối liên kết với vàng và rớt giá, thị trường chứng khoán sẽ tăng theo một cách đối ứng. Mọi thứ đều có mối quan hệ logic về nguyên nhân-kết quả. Kể cả sau này khi thành lập Bridgewater, dấn thân vào đầu tư, ông càng thấm thía về giá trị của việc học lịch sử).

“I again saw the value of studying history. What had happened, after all, was “another one of those”

𝗧𝗔̣𝗜 𝗦𝗔𝗢 𝗠𝗜̀𝗡𝗛 𝗕𝗜𝗘̂́𝗧 𝗠𝗜̀𝗡𝗛 Đ𝗨́𝗡𝗚 ????

I learned a great fear of being wrong that shifted my mind-set from thinking “I’m right” to asking myself “How do I know I’m right?”.

Tôi học được từ nỗi sợ bị sai lầm. Đó là việc chuyển suy nghĩ của mình từ suy nghĩ “Mình đúng” sang việc hỏi bản thân:”Tại sao mình biết mình đúng?”

(Dựa theo những câu chuyện đầu tư Day Ralio chia sẻ trong cuốn sách, có thể thấy càng dần về sau ông càng cẩn trọng hơn trong những quyết định đầu tư của mình. Đặc biệt khi trải qua những lần thất bại đau đớn mà ông gọi là “my crash”, ông dần học được cách cân bằng sự hiếu thắng của bản thân (“balance my aggressiveness”). Ông đề cao những tranh luận hay bất đồng với các cá nhân có ý kiến độc lập. Thông qua những “thoughtful disagreement” (tranh luận có ý nghĩa), ông học được cách cởi mở cho phép người khác chỉ ra những điểm ông đang bỏ qua.

Thay vì tự mãn với việc “Mình đúng”, trong câu chuyện đầu tư của Ray Dalio, mình nhận thấy ông luôn nỗ lực tìm cách để trả lời nhận định “Tại sao mình biết mình đúng?”. Day Ralio có chia sẻ câu chuyện thành công của ông và Bridgewater khi dự báo trước được biến động cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong năm 2007, hệ thống dự báo của Bridgewater chỉ ra rằng bong bóng nợ đang gần đến ngưỡng bùng phát vì chi phí của dịch vụ nợ đang tăng nhanh hơn hướng của dòng tiền. Tuy nhiên, bài học từ việc thất bại trong các dự đoán trước đó đã khiến ông thận trọng hơn trong việc kiểm định các nhận định của mình. Ông tìm hiểu nhiều hơn nữa về khủng hoảng nợ và những ảnh hưởng của nó đến thị trường. Ông nghiên cứu và xem xét các giao dịch trong thời kỳ đó, bao gồm khủng hoảng nợ của Mỹ Latinh những năm 1980, khủng hoảng nợ Nhật Bản những năm 1990, sự thổi phòng của Quản lý vốn dài hạn năm 1998, và bùng nổ bong bóng điểm năm 2000… Với sự giúp đỡ của nhóm ở Bridgewater, ông đã lấy sách lịch sử và báo cũ sắp xếp thông tin ngày qua ngày trong thời kỳ khủng hoảng trong mối tương quan so sánh với những gì đang xảy ra ở hiện tại. Đồng thời ông cũng tìm cách để gặp và nói chuyện với những người làm chính sách, ở Nhà trắng, cục dự trữ liên bang Mỹ… Những nỗ lực này đã tăng % chắc chắn cho quyết định của ông. Quỹ fund của Bridgewater đã tạo mức lợi hơn 14% trong năm 2008, trong khi nhiều quỹ đầu tư khác ghi nhận mức lỗ hơn 30%).

Tôi học cách chữa lành nỗi đau giống như một tín hiệu cho cơ hội học tập tuyệt vời. Đưa tôi tới kết luận rằng:

𝗣𝗔𝗜𝗡+𝗥𝗘𝗙𝗟𝗘𝗖𝗧𝗜𝗢𝗡-𝗣𝗥𝗢𝗚𝗥𝗘𝗦𝗦

𝗡𝗢̂̃𝗜 Đ𝗔𝗨 + 𝗡𝗛𝗜̀𝗡 𝗟𝗔̣𝗜 = 𝗧𝗜𝗘̂́𝗡 𝗕𝗢̣̂

Thiền định là món quà vô giá, nó đã giúp tôi nhìn nhận theo cách đó. Tôi nhận ra khi bình tĩnh và đón nhận thực tại của bản thân, rồi ứng biến với chúng. Phần thưởng mang cho tôi niềm vui, còn nỗi đau thì tan biến dần. Mỗi chúng ta đều có khả năng tư duy hợp lý để nhìn lại chính mình và tình thế để định hướng cho sự tiến triển cá nhân.

𝗨𝘀𝗲 𝟱 𝗦𝘁𝗲𝗽 𝗣𝗿𝗼𝗰𝗲𝘀𝘀 𝗧𝗼 𝗚𝗲𝘁 𝗪𝗵𝗮𝘁 𝗬𝗼𝘂 𝗪𝗮𝗻𝘁 𝗢𝘂𝘁 𝗢𝗳 𝗟𝗶𝗳𝗲

Ray Dalio vạch ra cho chúng ta Tiến trình 5 bước bao gồm 5 điều bạn cần thực hiện để thành công trong công việc và cuộc sống.

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 1

Xác định mục tiêu của bản thân và đuổi theo nó – Goals

Điều gì là phù hợp nhất thì phụ thuộc vào bản tính của bạn. Vậy nên bạn cần phải thấu hiểu rõ bản thân và xác định đâu là điều bạn muốn đạt được trong cuộc đời.

Have A Very Clear Goal.

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 2

Chạm trán với những vấn đề trên đường tới mục tiêu của bạn- Problems.

Những vấn đề này thường khá đau đớn. Nếu không có khả năng xoay sở thì một trong số đó sẽ “đày đọa” bạn. Để vượt lên trên, bạn cần xác định những vấn đề này chứ không phải chịu đựng chúng.Identify and don’t tolerate the problems that stand in a way of achieving your goals.

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 3

Dò tìm những vấn đề đến tận nguyên nhân gốc rễ- Diggnosis.

Đừng vội nhảy ngay vào giải pháp. Hãy lùi lại và soi chiếu để phân biệt các dấu hiệu của “căn bệnh”.

Actively diagnose the problems to get at their root cause.

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 4

Lập kế hoạch loại bỏ hay hạn chế các vấn đề- Design Plans.

Đây là nơi bạn sẽ định đoạt mình nên xử lý thế nào.Design plans to get around the root cause of the problems you diagnosed.

𝗕𝘂̛𝗼̛́𝗰 5

Thực thi những gì vạch ra trong kế hoạch – Doing Thúc đẩy bản thân làm những công việc cần thiết để tiến đến mục tiêu. Cuộc sống thành công nhất thiết phải bao gồm tiến trình 5 bước tuần hoàn.

Do what is necessary to push these design to completion.

𝗣𝗵𝗮̂̀𝗻 𝗜𝗜𝗜 𝗪𝗼𝗿𝗸 𝗣𝗿𝗶𝗻𝗰𝗶𝗽𝗹𝗲- 𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝗧𝗮̆́𝗰 𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝗩𝗶𝗲̣̂𝗰

Phần đầu To Get The Culture Right – Văn Hóa Minh Bạch Cởi Mở.

Năm 1993, khi cả ba người bạn thân của Ray Dalio đều nói rằng ông quá nghiêm túc và điều đó thực sự làm ảnh hưởng đến công ty. Họ đã gửi cho Dalio bản văn kiện ghi lại đầy đủ những lời phản hồi của nhân viên. Một phần trong đó chỉ ra sai lầm của Ray Dalio rằng ông thường xuyên nói và làm những điều khiến nhân viên cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Nếu ông không quản lý tốt nhân viên thì sự tăng trưởng của công ty sẽ bị suy giảm và tất cả nhân viên đều bị ảnh hưởng. Phản hồi từ những người bạn và nhân viên trong công ty thật sự đã thức tỉnh cách lãnh đạo của ông.

Họ nói rằng quá trình quản lý của tôi là quá áp đặt, không phù hợp và làm tổn thương nhân viên. Về cơ bản, khi nóng giận những điều tôi nói ra có thể khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu”. Để giải quyết vấn đề này, Dalio đã có buổi gặp gỡ riêng với nhân viên để thỏa thuận về cách họ sẽ đối xử với nhau như thế nào để đôi bên đều cảm thấy thoải mái khi làm việc.

Để mọi chuyện diễn ra minh bạch, Dalio chia sẻ rằng ông muốn nhân viên của mình thực hiện quy tắc: ông sẽ nói với họ những gì ông nghĩ về họ và ngược lại, họ sẽ nói với ông những gì họ thực sự nghĩ về ông. Ray Dalio muốn tạo ra một nền văn hóa nơi nhân viên có thể tồn tại “sự bất đồng ý kiến”. Nhưng chỉ khi trao đổi và tranh cãi công bằng, minh mạch về công việc. Nó phải đảm bảo không gây ra sự mất đoàn kết hoặc tác động xấu đến mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty.

Dalio đã áp dụng lý thuyết “minh bạch cơ bản” cho hành vi của mình. Trong bài phát biểu tại diễn đàn TED2017, ông đã thẳng thắn chia sẻ email quan trọng khác mà một nhân viên đã phản ánh đến ông sau cuộc họp.

“Ray, tôi rất tiếc phải nói rằng ông chỉ xứng đáng được điểm D cho cuộc họp ngày hôm nay. Ông đã không chuẩn bị chút gì về cuộc họp này cả. Điều đó dễ nhận ra thôi và nó khiến chúng tôi thất vọng thật sự. Chúng tôi hi vọng tương lai ông có thể dành một chút thời gian để chuẩn bị. Có lẽ tôi nên đến và bắt đầu triển khai sơ lược nội dung cho ông. Nhưng chúng tôi không thể để điều này xảy ra một lần nữa. Nếu ông cho rằng lời tôi nói hoàn toàn sai, hãy hỏi những nhân viên khác có mặt trong buổi họp, hoặc chúng ta có thể gặp gỡ để nói về điều này”.

Nhận được email phản hồi của nhân viên, ông Dalio không hề khó chịu hay cảm thấy bị xúc phạm mà ngược lại “Tôi cảm thấy rất vui mừng vì nhân viên của tôi đã chịu lên tiếng”. Quản lý nhân viên không phải là nhiệm vụ đơn giản, chính những phản hồi minh bạch và thẳng thắn cả nhân viên đã giúp Ray Dalio nhận ra sai sót của bản thân.

Ông thừa nhận rằng đôi khi ông cũng phạm phải những sai lầm mà chính bản thân ông không thể nhận ra. “Đối với người khác, sai lầm là một sự hổ thẹn; nhưng với tôi, nhận ra những sai lầm của bản thân là cả một sự tự hào. Chúng ta nên chấp nhận sự thật rằng việc có hiểu biết không hoàn hảo là điều tất yếu của con người, sai lầm không có gì phải xấu hổ cả. Chúng ta chỉ nên xấu hổ khi biết bản thân mình sai mà không chịu sửa chữa”, ông cũng trích dẫn lời nói tâm đắc của tỷ phú – nhà đầu tư huyền thoại Geogre Soros.

Bên cạnh đó, Ray Dalio tin rằng muốn thành công, chúng ta phải trở thành những người có tư tưởng độc lập – độc lập để có thể phản bác lại những quan điểm và hành động sai trái. Và để làm được điều đó, suy nghĩ trung thực và thẳng thắn là điều vô cùng cần thiết.

#Trungreview

Thông tin sách

Tên Sách: Principles: Life and Work

Tác giả: Ray Dalio

Thể loại: » Sách Kinh Tế »

Nhà xuất bản: Simon & Schuster

Công ty phát hành: Simon & Schuster

Mua Sách:

TIKI.VN: XEM GIÁ

SHOPEE: XEM GIÁ


Tải Sách:

Nguyên Tắc: PDF EPUB MOBI 

Principles: PDF EPUB MOBI 


(CĐPT – khuyến khích các bạn hãy mua sách chính hãng tại các hiệu sách trên toàn quốc)