FED sẽ tăng lãi suất, Việt Nam ứng phó ra sao?

Kinh Doanh

Lãi suất cơ bản đồng USD hiện tại ở mức 2,25-2,5%, cao nhất kể từ tháng 12-2018. Tuy nhiên, những động thái gần đây cho thấy khả năng rất lớn Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kìm lạm phát.

Có thể hình dung rõ hơn về tác động của lạm phát đến đời sống người dân qua chia sẻ của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH từ nước Mỹ: “Giá xăng dầu, giá nhà đất, giá hàng hóa tiêu dùng đã tăng lên hàng chục phần trăm so với năm 2021. Rổ hàng hóa và thực phẩm của một gia đình tại Mỹ vơi đi một nửa khi trả cùng một số tiền cho mỗi lần đi chợ như cách đây một năm”.Cùng lúc, các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin, kết quả kinh doanh quý II của nhiều hãng bán lẻ lớn của Mỹ như Walmart, Home Depot hay Targer… đều có doanh thu tăng cao hơn dự kiến nhưng lợi nhuận lại giảm, vì lạm phát khiến giá bình quân của các mặt hàng cao hơn.David Solomo, Tổng giám đốc NH Goldman Sachs, cũng chia sẻ lạm phát đã “bám rễ sâu” vào nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh trên nhiều phương diện. Đây cũng là suy nghĩ chung của giới doanh nghiệp Mỹ ở thời điểm hiện nay.

Cho đến nay quan điểm Fed chưa thể dừng việc tăng lãi suất. Trong khi nhiều NH Dự trữ liên bang khu vực của Mỹ hiện tại đang nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tăng lãi suất.James Bullard, Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis, dự kiến lạm phát cao sẽ dai dẳng hơn, nên lãi suất hiện chưa đủ cao để bắt đầu giảm áp lực giá, và như vậy Fed sẽ hành động nhanh chóng và nâng điểm chuẩn chính sách lên mức 3,75-4% vào cuối năm.Esther George, Chủ tịch Fed ở Kansas City cũng cho biết, Fed sẽ không nâng lãi suất lên mức có ảnh hưởng đến nền kinh tế, nhưng có thể phải đưa lãi suất cơ bản lên trên 4% để đưa lạm phát trở lại mục tiêu.

Thực tế, nhiều thước đo vẫn cho thấy kỳ vọng lạm phát tại Mỹ ở mức cao. Theo Wall Street Journal, mức lương tính trung bình theo giờ tại Mỹ tháng 7-2022 tăng 5,2% so với 1 năm trước đó, tăng trưởng mức lương theo giờ luôn duy trì trên ngưỡng 5% so với cùng kỳ và liên tục từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, lạm phát đã bào mòn thu nhập và đè nặng lên sức mua.Các tháng qua, người dân Mỹ chủ yếu mua sắm các mặt hàng thiết yếu và tạp hóa, giảm nhu cầu với những mặt hàng thời trang, đồ điện tử và đồ nội thất. Bởi phản ứng chính của doanh nghiệp Mỹ đối với lạm phát thời gian qua là tăng giá. Như vậy, mức lương tăng mạnh sẽ càng tác động đến lạm phát, vì phần này cũng sẽ được các doanh nghiệp tính vào giá hàng hóa. 

Fed tăng lãi suất, Việt Nam sẽ bị tác động như thế nào?  

Việc Fed tăng lãi suất cũng có thể khiến dòng tiền rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, để quay về với các sản phẩm tài chính của Mỹ có giá trị cao hơn và lợi suất gia tăng. Trên thị trường hối đoái, tỷ giá VNĐ/USD đã và sẽ tăng vì giá trị đồng USD tăng lên khi lãi suất tăng.Điều này tiếp tục có lợi cho xuất khẩu, nhưng ngược lại bất lợi cho nhập khẩu vì các nhà nhập khẩu phải trả VNĐ nhiều hơn khi đổi USD để thanh toán nhập khẩu. Bởi lẽ Mỹ là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam.Hiện tại, lạm phát vẫn đang làm giảm nhu cầu tiêu thụ, tiêu dùng của người dân Mỹ. Từ đó, nhu cầu mua hàng hóa xuất khẩu bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. 

Song như đã chứng kiến, việc Fed tăng lãi suất trong suốt thời gian qua vẫn chưa gây áp lực lên lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam. Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra, Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ tác động lên cung tiền của nền kinh tế là chính, thay vì điều hành gián tiếp qua công cụ lãi suất.Cũng vì lý do đó, việc dự đoán NHNN tăng giảm lãi suất điều hành trước hành động của Fed không có nhiều ý nghĩa trong việc phán đoán những bước đi tiếp theo của chính sách tiền tệ của Việt Nam. Trong câu chuyện tăng lãi suất ở Mỹ, điều hành tỷ giá mới là vấn đề chính khiến NHNN “đau đầu”.

Theo Sai Gòn Đầu Tư

Leave a Reply