[Sách] Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào? – How an Economy Grows and Why It Crashes?

71

Cuốn sách “Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào”  viết khá đơn giản để giúp cho một kẻ không chuyên có thể hiểu một cách đơn giản nhất về nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế hiện tại, cũng như một số khái niệm kinh tế cũng chỉ ở mức cơ bản nhất. Mình không phải dân kinh tế nên mình không chắc là nó có phù hợp hay không với các bạn là dân kinh tế, còn với các bạn dân không chuyên, thì cuốn sách khá hay và thú vị đấy, nó sẽ mở ra nhiều điều mới mẻ mà bạn không nhận ra nó, ngay cả khi bạn thực hiện nó hằng ngày.

Cuốn sách được viết dựa trên một câu chuyện bắt đầu từ 3 người đầu tiên trên một hòn đảo nhỏ, bắt đầu từ nền kinh tế săn bắt bằng tay cho đến khi các công cụ thô sơ được áp dụng vào, rồi từ từ những cổ máy xuất hiện, cho đến khi tiền ra đời, nền kinh tế phát triển trở nên thịnh vượng, ngành dịch vụ (là ngành không gia tăng giá trị thặng dư) dần dần thay thế các ngành nghề sản xuất (là ngành trực tiếp làm tăng giá trị thặng dư) trên hòn đảo Usonia – chính là đại diện cho đất nước Mỹ ngày nay. Bên cạnh Usonia còn có một vài hòn đảo khác, nổi bật là hòn đảo Sinopia đại diện cho các đất nước sản xuất khác như Trung Quốc hay Nhật Bản…

Xuyên suốt nội dung cuốn sách, tác giả sẽ đề cập tới những yếu tố thúc đẩy quá trình kinh tế phát triển đi lên. Trong đó tiết kiệm và đầu tư cho công cụ gia tăng năng suất lao động là những yếu tố then chốt. Suy thoái kinh tế cũng là một phần tất yếu phải có trong nền kinh tế thị trường, và thậm chí nó còn tốt cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên điều tác giả muốn chỉ trích đó chính là cách xử lý khủng hoảng kinh tế của các chính trị gia, FED và các nhà làm kinh tế khác theo trường phái Keynes… mà theo tác giả rằng cách xử lý của các vị này chỉ là che mắt người dân về khủng hoảng, sẽ khiến cho bong bóng khủng hoảng ngày càng to, và nó sẽ to tới một mức mà nổ tung tất cả…. thậm chí đưa một quốc gia hùng mạnh như Hoa kỳ về bờ vực phá sản như Zimbabwe hay Venezuela đang mắc phải.

Để lý giải cho nền kinh tế hiện tại của Mỹ (nền kinh tế đứng đầu thế giới) là “tạm bợ”, tác giả đưa ra luận điểm rằng, lá át chủ bài hay điểm then chốt của nền kinh tế Mỹ hiện tại chính là nhờ vào việc đồng Dollar Mỹ, đồng tiền được dùng làm đồng tiền chung của thế giới, được lưu hành rộng rãi, được mọi quốc gia chấp nhận… và đa phần tiền của người nước ngoài (ngoài nước Mỹ) dưới dạng USD thì lại được gửi tại ngân hàng của Mỹ với một mức lãi suất cực thấp (theo tác giả thì việc FED cố tình quy định mức lãi suất thấp như vậy là để thể hiện các các ông nghị thấy rằng nên kinh tế Mỹ đang rất khỏe mạnh).

Nội dung

Phần 1: Nền kinh tế phát triển như thế nào

Câu chuyện kể về 3 người tên Able, Baker và Charlie, cùng sống trên một hòn đảo. Mỗi ngày họ đều đi câu cá để kiếm cá ăn trong ngày hôm đó. Không có bất cứ khoản đầu tư nào được thực hiện để giúp họ cải thiện khả năng bắt được nhiều cá hơn và chính điều này giúp họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Able nghĩ ra cách làm lưới để bắt cá, vậy nên anh ta đã mạo hiểm nhịn đói 1 ngày để làm lưới. Kết quả, những ngày sau anh ta câu được 2 con cá mỗi ngày, vừa câu được cá vừa tiết kiệm được cá. Ta thấy được khả năng sử dụng các công cụ cùng với việc giảm mức tiêu thụ và chấp nhận rủi ro sẽ tạo nên sự giàu có về tài chính.

Baker và Charlie thấy Able bắt được 2 con cá mỗi ngày nên họ cũng muốn bắt được nhiều cá và có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Để làm được điều này họ bắt buộc phải tự sản xuất lưới đánh cá. Bắt đầu với ngày đầu tiên chỉ để giăng lưới và không đánh cá, mỗi người đã mượn Able một con cá. Sau đó, mỗi người họ đã tự sản xuất cho mình một chiếc lưới và đưa cho Able 2 con cá. Lý do mà Able giúp Baker và Charlie là vì anh ta kiếm được lợi nhuận chứ không phải anh ta quan tâm đến bạn bè của mình.

Ví dụ này cho thấy mức sống của mọi người trên hòn đảo đã tăng lên nhờ vào rủi ro mà Abe đã gánh chịu. Ta thấy Able đã được thúc đẩy bởi lợi ích thuần tuý tư bản chủ nghĩa, thứu đã giúp ích cho tất cả ngư dân trên đảo. Về mặt thực tế, đây là cách hệ thống đầu tư và cho vay đầu tiên được tạo ra trên hòn đảo, đây là một hệ thống giúp tăng sản xuất và thúc đẩy nền kinh tế – cho phép chủ nghĩa tiêu dùng lớn hơn.

Theo thời gian, ba người họ đã tạo ra một chiếc bẫy giúp họ bắt được 20 con cá mỗi ngày mà gần như không tốn chút công sức nào. Việc xây dựng bẫy cá cho phép người dân trên đảo tiết kiệm cho những thời điểm khó khăn trong tương lai và để đầu tư. Qua nhiều thế kỷ, các chuyên ngành khác nhau đã phát triển cho phép cư dân trên đảo nâng cao mức sống của họ. Mỗi người trở nên thành thạo một thứ gì đó cho phép anh ta tối đa hoá lợi nhuận của mình như dựng lều, đóng thuyền, chuyển cá từ biển vào lều của mọi người, nấu cá,… Và tất nhiên, lợi nhuận tăng lên không chỉ thể hiện bằng tiền. Khi tiền được đầu tư để tăng khả năng sản xuất của một doanh nghiệp cụ thể sẽ khiến sản xuất tăng lên và chi phí giảm xuống. Ví dụ, thay vì mang cá từ biển đến những túp lều bằng tay, một trong những cư dân trên đảo đã quyết định chế tạo một chiếc xe cút kít để tăng hiệu quả bằng cách cho phép người giao hàng vận chuyển nhiều cá hơn cùng một lúc. Điều này đồng thời cho phép anh ta giảm giá vận chuyển đến các túp lều, mang lại lợi ích cho các ngư dân trong khi vẫn kiếm được nhiều tiền hơn số tiền anh ra có thể kiếm được khi anh ta mang cá đến bằng tay không.

Phần 2: Giảm phát

Do chuyên môn hoá và đầu tư, giá của hầu hết các sản phẩm đã giảm xuống, cho phép ngay cả những người ít giàu có hơn cũng có thể mua nhiều hơn. Sự giảm giá này được gọi là giảm phát. Giảm phát là một quá trình thị trường tự nhiên. Khi lượng cá tiết kiệm tăng lên, ngư dân bắt đầu quá tải kho chứa. Đây cũng là lúc Max Gudbank quyết định mở một ngân hàng cá. Ngân hàng đặt lãi suất thấp cho các khoản vay an toàn và lãi suất cao hơn cho các khoản vay rủi ro hơn, nếu chúng được cấp. Trong thực tế, khi một ngân hàng cho vay, nó sẽ cho vay theo các thông số liên quan đến lợi nhuận chứ không phải theo lợi ích chính trị.

Vì có những tranh chấp và đánh nhau diễn ra giữa các cư dân trên đảo mà không thể giải quyết theo cách hoà bình nên họ đã quyết định dành một phần nhỏ thu nhập của mình cho lực lượng cảnh sát, hệ thống tư pháp và các quan chức dân cử. Thực tế, vì các dịch vụ của chính phủ được các nhà sản xuất trả tiền nên ban đầu chúng rất hạn chế. Nhưng ngày nay, các công ty độc quyền của chính phủ kiểm soát toàn bộ các ngành công nghiệp.

Sau vài trăm năm, hòn đảo bị ngập lụt, gây khó khăn về tài chính cho một số dân cư trên đảo. Kết quả là cư dân trên đảo đã bầu ra một quan chức chính phủ hứa sẽ cải thiện nền kinh tế bằng cách đầu tư công. Ngoài ra, anh ta quyết định thay thế con cá bằng một tờ tiền có giá trị tương đương với một con cá. Tuy nhiên, vì lợi ích của việc khởi động lại nền kinh tế, quá nhiều dự án công đã được khởi động và quan chức đã bắt đầu cạn kiệt cá. Để che giấu vấn đề, anh ta quyết định phát hành thêm tiền giấy, mặc dù anh ta đang tạo ra nhiều tiền giấy hơn số cá đang được giữ bởi ngân hàng. Tồi tệ hơn, một số lượng đáng kể các khoản đầu tư được thực hiện vì lý do chính trị chứ không phải lý do tài chính; sản xuất không được tăng lên, gây hại cho sản xuất và tiêu dùng trong tương lai. Trong thực tế, vàng trên thế giới cũng giống như cá trên hòn đảo, nào được sử dụng để buôn bán trong suốt lịch sử loài người. Các ngân hàng dự trữ vàng và chính phủ sẽ in tiền giấy để thay thế. Các khoản đầu tư tài chính tồi tệ và việc in quá nhiều tiền đã dẫn đến lạm phát, làm giảm giá trị của đồng tiền.

Phần 3: Thương mại giữa các hòn đảo

Một ngày nọ, cư dân trên đảo phát hiện ra rằng trên hòn đảo lân cận, người dân vẫn đang đánh bắt cá bằng tay. Người cai trị hòn đảo lân cận quyết định gửi cá để đổi lấy tiền giấy, cho phép giao dịch giữa các hòn đảo. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng thương mại giữa các hòn đảo nói chung dựa trên lợi thế cạnh tranh – nghĩa là mỗi hòn đảo sản xuất mặt hàng rẻ nhất để sản xuất và đổi lấy sản phẩm mà họ không sản xuất. Ví dụ, một hòn đảo chuyên làm lưới, một hòn đảo chuyên làm trống – bằng cách này mỗi hàn đảo có nhiều hàng hoá hơn với chi phí thấp hơn. Thực tế, Trung Quốc là quốc gia sản xuất hàng hoá với chi phí thấp và sản xuất sang Hoa Kỳ để đổi lấy đồng Đô La. Vấn đề là sản xuất ở Hoa Kỳ đang giảm dần và bạn không thể tiêu thụ nhiều hơn mà không sản xuất thêm.

Hầu hết các công việc liên quan đến sản xuất điều chuyển đến hòn đảo lân cận, vì người dân ở đó có thể được trả bằng tiền giấy. Mọi người chi tiêu nhiều hơn, vì giá trị đồng tiền của họ giảm thay vì tăng. Họ thích tiêu tiền ngay khi kiếm được và không đầu tư vào khoản tiết kiệm. Điều này tạo ra một ngành công nghiệp mới: ngành dịch vụ, thay thế ngành sản xuất. Người dân trên đảo dành thời gian rảnh để lướt sóng. Do đó, nhu cầu bán ván lướt sóng trong các cửa hàng và dạy lướt sóng trong trường học của nhiều người hơn đã được tạo ra, bản thân ván lưu ost sóng đang được sản xuất trên hòn đảo lân cận và được thanh toán bằng tiền giấy, vì vậy không có nhu cầu sản xuất.

Phần 4: Công nghiệp dịch vụ

Hầu hết các công việc liên quan đến sản xuất điều chuyển đến hòn đảo lân cận, vì người dân ở đó có thể được trả bằng tiền giấy. Mọi người chi tiêu nhiều hơn, vì giá trị đồng tiền của họ giảm thay vì tăng. Họ thích tiêu tiền ngay khi kiếm được và không đầu tư vào khoản tiết kiệm. Điều này tạo ra một ngành công nghiệp mới: ngành dịch vụ, thay thế ngành sản xuất. Người dân trên đảo dành thời gian rảnh để lướt sóng. Do đó, nhu cầu bán ván lướt sóng trong các cửa hàng và dạy lướt sóng trong trường học của nhiều người hơn đã được tạo ra, bản thân ván lưu ost sóng đang được sản xuất trên hòn đảo lân cận và được thanh toán bằng tiền giấy, vì vậy không có nhu cầu sản xuất.

Trong thực tế, ngành xuất khẩu ở Hoa Kỳ tiếp tục giảm, ngành chính đã trở thành ngành dịch vụ. Dựa trên việc đi học đại học, mua sắm tại trung tâm thương mại và chủ nghĩa tiêu dùng gia tăng, tất cả những điều này đều làm tăng nợ. Bởi vì người dân trên đảo sống trong những túp lều và ngành dịch vụ không đòi hỏi đầu tư quá cao, nên không có gì để đầu tư vào cá. Do đó, ngân hàng đã quyết định cho những người muốn mua túp lều vay tiền. Đối với ngân hàng, đây là khoản vay có rủi ro thấp: nếu khoản vay không được trả lại, ngân hàng có thể tịch thu túp lều. Theo thời gian, thay vì trả tiền cho một túp lều bằng số cá họ đã tiết kiệm được, mọi người đã vay những khoản vay ngày càng lớn hơn để mua những túp lều ngày càng lớn hơn. Những người gặp khó khăn trong việc mua một túp lều đã nhận được một khoản trợ cấp từ chính phủ. Áp lực xã hội và sự khuyến khích của chính phủ để lấy bằng lướt sóng đã khiến nhiều thanh niên học lướt sóng, nhưng điều này không dẫn đến tăng sản lượng hoặc giảm giá ván lướt sóng.

Phần 5: Sụp đổ thị trường bất động sản

Một lần nữa, những khoản đầu tư này không thúc đẩy nền kinh tế hay khả năng sản xuất, mà ngược lại, làm tăng nợ công. Cuối cùng, doanh số bán túp lều giảm xuống. Không có người mua mới trên thị trường, nhưng lại có rất nhiều người bán. Bây giờ, thay vì thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ, chủ sở hữu của những túp lều đang phải vật lộn để trả các khoản vay mà họ đã vay. Sự sụp đổ của thị trường nhà ở trong câu chuyện là cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn.

Phần 6: Nợ tiêu dùng tăng

Thay vì cho phép nền kinh tế phục hồi, chính phủ đã cố gắng khuyến khích mua một túp lều. Ngoài ra, nó tạo ra các dự án không cần thiết từ quan điểm kinh doanh, chẳng hạn như xây dựng một ngọn hải đăng xa biển – để tỷ lệ thất nghiệp trên đảo sẽ ở mức thấp. Những khoản đầu tư này chỉ làm cho tình hình tài chính tệ hơn. Ngược lại, người cai trị hòn đảo lân cận quyết định thay đổi chính sách của mình. Thay vì đổi cá lấy tiền giấy và để người dân đói, ông quyết định tập trung vào thương mại trong nước và ngừng xuất khẩu sản phẩm.

Trong thực tế, đồng đô la Mỹ là đồng tiền thương mại toàn cầu, nhưng giá trị của nó đang giảm. Một khi nhu cầu về đồng đô la giảm xuống, giá trị của nó sẽ sụp đổ. Tóm lại câu chuyện minh hoạ thay vì đầu tư vào sản xuất, chính phủ ngày nay đang đầu tư vào lợi ích chính trị bằng số tiền mà họ thực sự không có. Kết quả là nền kinh tế không những không phát triển mà nợ tiêu dùng còn tăng lên.

Tác giả

Peter D. Schiff được biết đến là một nhà môi giới chứng khoán, nhà bình luận tài chính và đài phát thanh tại Mỹ. Ông tham gia vai trò cố vấn đầu tư độc lập ở nhiều công ty tài chính khác nhau. Ông còn là một tác giả xuất sắc về đầu tư, tài chính được đông đảo bạn đọc mến mộ. Năm 1996, ông và cộng sự đã mua lại một công ty môi giới không hoạt động và đổi tên thành Euro Pacific Capital. Hiện nay ông đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành và Giám đốc chiến lược toàn cầu của công ty này.

Những bài học từ cuốn sách “Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào”

Một số bài học quan trọng có thể rút ra từ cuốn sách:

  1. Tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư: Cuốn sách nhấn mạnh vai trò của tiết kiệm và đầu tư trong sự phát triển kinh tế. Khi mọi người tiết kiệm và đầu tư tiền của mình, họ đóng góp vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến sự mở rộng kinh tế.
  2. Lợi ích của thương mại tự do: Cuốn sách nhấn mạnh những lợi ích của thương mại tự do và sự chuyên môn hóa lao động. Bằng cách cho phép mọi người thương mại tự do với nhau, họ có thể tập trung vào việc sản xuất những sản phẩm mà họ giỏi nhất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho những thứ họ cần. Điều này dẫn đến mức độ hiệu quả và thịnh vượng cao hơn.
  3. Nguy cơ lạm phát: Cuốn sách cũng cảnh báo về những nguy cơ của lạm phát. Khi chính phủ in quá nhiều tiền, nó làm giảm giá trị của tiền tệ, dẫn đến giá cả cao hơn cho hàng hóa và dịch vụ. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm về mức sống cho những người có thu nhập cố định và cũng có thể dẫn đến sự bất ổn kinh tế.
  4. Những rủi ro của can thiệp của chính phủ vào kinh tế: Cuốn sách cũng nhấn mạnh những rủi ro của can thiệp của chính phủ vào kinh tế. Chính sách chính phủ làm mất đi tín hiệu thị trường có thể dẫn đến sự đầu tư sai lệch và mất cân bằng kinh tế. Tác giả cho rằng phương pháp tốt nhất là để thị trường tự do hoạt động mà không có quá nhiều quy định hay can thiệp.
  5. Tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân: Cuốn sách cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Mọi người cần phải chịu trách nhiệm cho các qu yết định tài chính của mình và sẵn sàng đánh cược để đạt được mục tiêu của mình.

Tổng thể, “How an Economy Grows and Why It Crashes” giúp người đọc hiểu về những nguyên tắc cơ bản của kinh tế học và cách áp dụng chúng vào tình hình thực tế. Cuốn sách cung cấp một góc nhìn có giá trị về nguyên nhân của các khủng hoảng kinh tế và tầm quan trọng của chính sách kinh tế hợp lý.

Đánh giá từ độc giả

  • “Giờ đây, thật dễ dàng thuyết phụ cử tri rằng những tiện ích công cộng […] cần được Chính phủ quản lý. Các chính trị gia đã lập luận thành công rằng các công ty the nhân, vốn chỉ theo đuổi lợi nhuận thuần tuý, sẽ bóc lột công chúng ngay khi có cơ hội sớm nhất.Bằng chứng hỗ trợ cho những lập luận trên đa phần là cảm tính. Điều chắc chắn hơn là việc Chính phủ kiểm soát độc quyền các dự án và dịch vụ công cộng hầu như luôn dẫn tới siêu kém hiệu quả, tham nhũng và hối lộ, cũng như chất lượng đi xuống. Ngoài ra, khi một dự án do Chính phủ quản lý bị vượt dự toán hay yếu kém về phục vụ, các nguyên tắc của kỷ luật thị trường tự do không được vận dụng để giải cứu nó. Thay vào đó, Chính phút chỉ cần tăng thuế, việc này sẽ làm lãnh phí các nguồn lực xã hội và giảm mức sống người dân.”- Một quyển sách rất hay cho người mới bập bẹ tìm hiểu ngành kinh tế (như mình). Những câu chuyện ngụ ngôn mô phỏng lại nền kinh tế khiến kiến thức trở nên dễ hiểu, và dễ chịu hẳn. Thêm vào đó, việc đính kèm phần giải thích và phân tích sau mỗi chuyện cũng mang lại cái nhìn bao quát hơn về nền kinh tế Mỹ hiện giờ. Nói chung đọc xong cũng có thể mường tượng ra được cái nền kinh tế là như thế nào rồi í, rồi cả sao nó “tăng trưởng và sụp đổ” nữa. – Mai Mít –
  • Tôi cảm thấy một nỗ lực khá phi thường của các tác giả với mong muốn có thể giải thích những ý tưởng kinh tế học trường phái Tự do cho người đọc. Quyển sách phân tích sự tham lam của các chính sách kinh tế của Mỹ, và cách mà các nhà chính trị My đã lợi dụng kinh tế và chính sách công để thao túng cử tri và các cuộc bỏ phiếu ra sao. Từng dòng chữ như những nhát dao bóc trần hiện thực tàn nhẫn mà chúng ta đang bị chi phối, điều khiển. Nền kinh tế tăng trưởng thịnh vượng nhờ những lực lượng sản xuất trực tiếp biết cách cải tiến kỹ thuật – tăng năng suất và hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời nó phải dựa trên dự trữ tiết kiệm thực sự của nền kinh tế đó. Sách đã được viết khá lâu, nhưng đã dự đoán trúng phóc tình hình kinh tế hiện tại. Vạch trần mối quan hệ giao thương hai chiều giữa Mỹ – Trung Quốc: trong đó Trung Quốc trở thành kẻ sản xuất cung cấp sản phẩm, còn nước Mỹ là thị trường tiêu thụ chính. Khi cán cân thương mại này bị nghiêng, Mỹ chỉ việc bấm nút in tiền hay trả nợ bằng trái phiếu. Tuy nhiên hiện giờ Trung Quốc đã đủ mạnh để mua đứt nước Mỹ. – Tiểu Oa –

Đánh giá trên Amazon

“Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào” được độc giả trên Amazon đánh giá cao, với nhiều người đánh giá cao cách tiếp cận hấp dẫn để giải thích kinh tế học. Tuy nhiên, một số độc giả có thể thấy việc cuốn sách tập trung vào một quan điểm chính trị cụ thể là một nhược điểm và có thể muốn tìm kiếm các nguồn khác để có cái nhìn cân bằng hơn về các vấn đề kinh tế.

Đánh giá trên Goodreads

Nhiều nhà phê bình trên Goodreads ca ngợi cuốn sách vì cách tiếp cận hấp dẫn và dễ tiếp cận để giải thích kinh tế học, đồng thời cung cấp một góc nhìn độc đáo về các vấn đề kinh tế. Độc giả cũng đánh giá cao việc cuốn sách sử dụng cách kể chuyện để truyền đạt các khái niệm kinh tế phức tạp theo cách dễ hiểu.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình trên Goodreads chỉ trích cuốn sách quá đơn giản và trình bày quan điểm thiên lệch về các vấn đề kinh tế. Những người khác cho rằng cuốn sách tập trung vào việc thúc đẩy một hệ tư tưởng chính trị hơn là cung cấp các phân tích kinh tế khách quan.

Tên Sách: Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Tác giả: Peter D. Schiff, Andrew J. Schiff

Thể loại: » Sách Kinh Tế »

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Công ty phát hành: DT Book

Mua Sách:

TIKI.VN: XEM GIÁ 

SHOPEE: XEM GIÁ 

FAHASA: XEM GIÁ 


Tải Sách:

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào: PDF EPUB MOBI 

How an Economy Grows and Why It Crashes: PDF EPUB MOBI 


(CĐPT – khuyến khích các bạn hãy mua bản gốc sách tại các cửa hàng sách trên toàn quốc)