Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ quốc sử danh tiếng, một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến. Đó là bộ sử cái, có giá trị nhiều mặt, gắn liền với tên tuổi các nhà sử học nổi tiếng như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy…
Việc phát hiện ra bản in xưa nhất của bộ Đại Việt sử ký toàn thư này – bản Nội các quan bảnnăm Chính Hòa thứ 18 (năm 1697), mang ý nghĩa đặc biệt. Nhờ đó, bản dịch quốc ngữ Đại Việt sử ký toàn thư theo bản Nội các quan bảnđã lần lượt ra mắt bạn đọc từ những năm 1980 và được tái bản trọn bộ bốn tập lần đầu tiên vào năm 1998.
Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Công ty Đông A cùng với Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã cho ra mắt ấn bản một tập khổ lớn Đại Việt sử ký toàn thưdựa theo bản in bốn tập năm 1998 với một số thông tin chú thích về địa danh được chỉnh lý theo các đơn vị hành chính mới. Ngay từ khi ra đời, cuốn sách đã nhận được sự yêu quý của đông đảo bạn đọc và giành được Giải vàng Sách đẹp năm 2011.
Năm 2017, chúng tôi tái bản ấn phẩm này. Bản in lần này được tiếp tục chỉnh lý chú thích về địa danh. Ngoài ra, ban biên tập đã tiến hành đối chiếu, rà soát và bổ sung đầy đủ, chính xác hơn phần Bản tra cứu. Mong rằng một lần nữa lịch sử nước nhà lại được lan tỏa sâu rộng trong lòng người dân Việt.
Mục lục:
I.
Lời nói đầu
Lời Nhà xuất bản Khoa học xã hội (cho bản in năm 1998)
Lời giới thiệu của Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn
Bài Khảo cứu về “Đại Việt sử ký toàn thư: tác giả – văn bản – tác phẩm” của Giáo sư Phan Huy Lê
Ảnh giới thiệu các văn bản
II.
Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư
Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư
Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục
Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên
III. Phụ lục:
Phụ lục 1: Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên
Phụ lục 2: Bảng tra cứu
Phụ lục 3: Bản chụp nguyên văn chữ Hán bản in Nội các quan bản bộ Đại Việt sử ký toàn thư
- Xem thêm sách: – Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX
Nhận xét từ độc giả:
- “Người Việt Nam có câu: “Lá rụng về cội”. Bất cứ một đứa trẻ nào khi lớn lên đều muốn biết các bậc sinh thành ra mình. Rộng hơn, dân tộc nào cũng phải biết lịch sử nước nhà. Người Việt Nam luôn tự hào về lịch sử hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc với truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng rộng lớn. Đó chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là “hồn thiêng sông núi” của dân tộc Việt Nam. Tất cả đều hấp dẫn, lý thú, vậy mà nó đang có nguy cơ xa lạ với mọi người.
Thế hệ chúng tôi ngày trước, sách vở, tài liệu không phong phú như bây giờ; sách giáo khoa chỉ nói ngắn gọn nhưng đổi lại là thầy cô hướng dẫn tìm đọc thêm các quyển sách mang tính lịch sử như: Những vì sao đất nước, Trăng nước Chương Dương, Sát Thát… Càng đọc, càng suy ngẫm mà thầm thán phục trí tuệ của cha ông, tự dưng môn lịch sử đi vào tiềm thức của chúng tôi. Tôi thầm cám ơn thầy cô ở trường sư phạm đã dạy tôi biết cách tìm tòi, khám phá nhiều vấn đề lịch sử lý thú. Lịch sử phát triển theo quy luật: Một triều đại nào cũng bắt đầu từ việc hình thành, phát triển và suy vong hay đại nghĩa bao giờ cũng thắng hung tàn… Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu để biết cái hay ta học, cái dở ta tránh. Nhà chính trị Roma Xi-xê-rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống”. Tìm hiểu lịch sử để biết quá khứ, hiểu hiện tại và dự đoán cho tương lai. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục, cái mới ra đời trên mảnh đất truyền thống.
Qua sách báo, phim ảnh, giới trẻ ngày nay lại thuộc sử Tàu hơn sử ta (họ lại quên rằng hơn 1.000 năm đô hộ, phong kiến phương Bắc không tài nào đồng hóa nổi người Việt Nam). Nhiều người lo ngại tìm mọi biện pháp để kéo thanh niên, học sinh quay về lịch sử dân tộc thông qua games show, trò chơi vận động, tuyên truyền trên đường phố… Đó chẳng qua chỉ làm phần ngọn. Xem những thanh niên trả lời chính xác ngày tháng, sự kiện lịch sử trong một games show, liệu có thể kết luận họ đã thông thạo lịch sử nước nhà? Chưa hẳn. Đó chẳng qua là có sự chuẩn bị, là hệ quả tất yếu của lối học vẹt trong nhà trường xem nặng ngày tháng, sự kiện hơn là bản chất sự kiện. Tôi không hiểu sao bây giờ các cuộc thi người ta hay hỏi về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hơn là hướng dẫn học sinh khám phá sự kiện? Có lẽ do tiết dạy đã được “đo ni đóng giày” nên chẳng ai dám đi xa hơn. Thầy trò cùng nhau “cưỡi ngựa xem hoa” để “biết” thôi chứ không thể “tường” được. Vậy là học trò cứ tự tìm hiểu mà không được định hướng. Cái gì thấy cổ đều cho là lịch sử nên mới có chuyện “đồng thau lẫn lộn”, “râu ông này cắm cằm bà kia”.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, nếu không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc thì rất có thể bị hòa tan, bị nhấn chìm. Nếu không biết dựa vào lịch sử, xem nhẹ lịch sử thì không thể định hướng và không thể tìm đâu ra điểm tựa cho mình. Trên diễn đàn hay các phương tiện thông tin, các nhà khoa học Việt Nam đã báo động điều này từ rất lâu, nhưng luôn bị chìm vào trong quên lãng từ năm này qua năm khác. Biểu hiện của nó chính là kết quả môn lịch sử trong các kỳ thi ĐH vừa qua.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhà nhà đều kết nối internet vậy mà những trang web lịch sử chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo tôi, giải pháp tạm thời nên lập ra những trang web lịch sử để mọi người cùng truy cập tìm hiểu, càng thêm yêu đất nước, tự hào về dân tộc.” Tú Thanh
Xem thêm sách: – Sử Việt – 12 Khúc Tráng Ca
- “Nếu đã từng học môn lịch sử những năm trung học thì không thể không nhắc đến cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư” do Ngô Sĩ Liên cùng các nhà sử học khác biên soạn. Sách có bìa cứng, giấy mỏng, chữ viết dễ đọc nhưng những phần chú thích thì chữ nhỏ nên hơi khó đọc và đặc biệt là sách khá nặng, em mình hay đùa là có thể vừa đọc sách vừa tập tạ. Sách cung cấp các sự kiện lịch sử xảy ra từ thời kì lập quốc cho đến thời Hậu Lê rất chi tiết, tuy nhiên có khá nhiều sự kiện được giải thích bằng truyền thuyết nên không biết chắc đâu là thật, đâu là hư cấu, sau mỗi sự kiện lớn đều có ý kiến thảo luận của Ngô Sĩ Liên và Lê Văn Hưu khá hay. Nói chung đây là cuốn sách đáng đọc.” Nguyễn Quỳnh Nga
Thông tin sách:
Tên Sách: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Tác giả: Nhiều Tác Giả
Thể loại: » Sách Lịch Sử »
Nhà xuất bản: Thời Đại