Xem phần 3: – Các phương án kỹ thuật thi công bầu đài Tháp nước

Xem toàn bộ bài viết tại đây

5. So sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thi công bầu đài Tháp nước

Trong công nghệ thi công thân Tháp nước thì chi phí biện pháp thi công phần móng và thân của cả 3 phương án nêu trên chênh lệch nhau nhiều, do đều áp dụng công nghệ thi công trượt thân tháp nước. Tuy nhiên, sự chênh lệch và sai khác về chi phí thể hiện rõ trong phần thi công bầu đài và mái đỡ Tháp nước giữa 3 phương án.

Dưới đây là bảng so sánh chi phí biện pháp thi công của cả 3 phương án nhằm đem lại hướng nhìn tổng quát hơn:

Bảng 1: bảng so sánh chi phía biện pháp thi công

Phương án thi công Công tác thi công bầu đài Đơn vị Giá trị (VNĐ) Tổng giá trị (VNĐ)
Phương án 1 Cốp pha bầu đài và mái đỡ m2    2.119.000.000           2.603.000.000
Chi phí khấu hao trang thiết bị đà giáo, tấm sàn, ván lót, thiết bị kéo tời. Chi phí huy động, giải thể thiết bị. Trọn gói       484.000.000
Phương án 2 Công cốp pha bầu đài và mái đỡ m2       148.500.000           1.256.500.000
Chi phí khấu hao trang thiết bị đà giáo, mô-đun tấm thép, ván lót cho thiết bị nâng hạ kích thủy lực. Chi phí huy động, giải thể thiết bị. Trọn gói    1.108.000.000
Phương án 3 Công cốp pha bầu đài và mái đỡ m2       244.500.000           1.554.500.000
Chi phí kéo rút bầu đài (Biện pháp, kéo rút, liên kết…). Chi phí huy động, giải thể thiết bị. Trọn gói    1.310.000.000

Trong phương án 1: Do sử dụng hệ cốp pha, giáo chống từ dưới mặt đất lên đến cao độ bầu đài ở cote 50m nên đơn giá/1m2 trong thi công cốp pha bầu đài và mái đỡ rất lớn so với phương án 2,3. Cho nên đây là 1 phương án truyền thống, sẽ ít được sử dụng trong hiện nay vì chi phí thi công cao và thời gian thi công lâu hơn.

Trong phương án 2,3: Sự chênh lệch so với phương án 1, còn được thể hiện ở chi phí thiết bị máy móc phục vụ công tác kéo thủy lực kéo các mô-đun tấm thép (ở phương án 2), kéo rút bầu đài (ở phương án 3). Cả 2 phương án này đều đòi hỏi đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm nên thời gian thi công sẽ được rút ngắn.

6. Kết luận

Với những đặc điểm kết cấu, hình dạng, kích thước của Tháp nước mà có thể áp dụng xen kẽ hoặc nhiều công nghệ mới. Đồng thời đưa gia các giải pháp kết cấu phù hợp với từng giai đoạn thi công. Mỗi phương án, giải pháp thi công đều có những ưu khuyết điểm riêng, tùy thuộc vào năng lực thiết bị thi công, công nghệ thi công có thể áp dụng của đơn vị thi công và yêu cầu tiến độ, giá trị mà có thể lựa phương án phù hợp với tình hình thực tế.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hồ sơ thiết kế thi công “Tháp nước khẩn cấp 500m3”, Hòa Phát Dung Quất.
  2. Hồ sơ bản vẽ BPTC “Tháp nước khẩn cấp 500m3” thực hiển bởi Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội”.
  3. Hồ sơ bản vẽ BPTC “Tháp nước khẩn cấp 500m3” thực hiển bởi Công ty Cổ phần xây dựng Phục Hưng 3”.
  4. Hồ sơ bản vẽ BPTC “Tháp nước khẩn cấp 500m3” thực hiển bởi Công ty Cổ phần xây dựng số 9”.
  5. TCVN 2737 : 1995, “Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  6. TCVN 4453-1995, “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu”.
  7. TCVN 5575 : 2012, “Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  8. TCVN 5574 : 2012, “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tiêu chuẩn thiết kế”.
  9. TCVN 9342:2012, “Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốt pha trượt – Thi công và nghiệm thu”.
  10. Tháp nước: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_n%C6%B0%E1%BB%9Bc.

Nguyễn Văn Nội, Công nghệ thi công Tháp nước khẩn cấp, 1/2020.
Nguyen Van Noi, Construction technology of Emergency Water Tower, 01/2020. Download


Noi Nguyen