Tôi mang một món nợ với Việt Nam

35

CĐPT – Sau cuộc chiến chống Covid-19, ông Steve Jackson tự cho mình mang một món nợ lớn và rằng Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì.

Ông Steve Jackson 49 tuổi, người Anh, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, đã chia sẻ với VnExpress những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân và cuộc sống gia đình ông trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam.

Ông Steve Jackson. 
Ông Steve Jackson. 

Một người bạn châu Á của tôi có mẹ già ở Anh. Trong những cuộc trò chuyện qua mạng, cô ấy bảo Covid-19 khiến con người rơi vào “nỗi buồn quay chậm”. Nỗi buồn ấy đã khiến cô có lần vừa chạy bộ vừa khóc. Tôi thừa nhận, mình có nhiều đêm không thể ngủ được. Ngay cả thứ nhỏ nhất cũng khiến tôi xúc động. Tôi không thể nghĩ về tương lai xa bởi mọi thứ thật đen tối.

Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Việt Nam đã khẩn trương lên kế hoạch ứng phó. Trường mẫu giáo của con gái tôi bị đóng cửa. Khẩu trang trở thành vật bắt buộc. Chính phủ ráo riết tìm dấu người nhiễm bệnh. Ứng dụng được ra mắt, cung cấp nhiều tính năng khác nhau. Đáng kể nhất, bạn chỉ cần ấn nút là một nhóm nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ sẽ xuất hiện. 

Ở Việt Nam, người nhiễm virus (F0) được nhập viện. Người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F1) được cách ly. Người tiếp xúc với người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F2) cũng được cách ly. Cứ như thế, bạn có thể hình dung được toàn bộ bức tranh.

Cùng lúc này, Covid-19 ở châu Âu đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhất là ở Italy. Hàng trăm người chết mỗi ngày. Nước Anh thì chối bỏ sự nghiêm trọng của dịch bệnh.

Về phần chúng tôi, trường mẫu giáo của con gái tôi đóng cửa hàng tuần, rồi lên tới hàng tháng. Tôi làm việc ở nhà. Chúng tôi cố gắng xoay xở. Điều đó chẳng dễ dàng gì. Sau vài tuần, chúng tôi gửi con nhỏ đến nhà bà ngoại từ thứ hai đến thứ sáu. Hai tuần trôi qua, chúng tôi nhận ra không ai vui vẻ cả. Chúng tôi nhớ nhau và nỗi lo còn tệ hơn. Những cơn giận dữ thỉnh thoảng xuất hiện.

Tôi quyết định đón con về nhà và cùng tìm cách thích nghi. 

Xe của binh chủng hoá học phun thuốc khử trùng phố Trúc Bạch ngày 7/3. Ảnh: Giang Huy.
Xe của binh chủng hoá học phun thuốc khử trùng phố Trúc Bạch ngày 7/3. Ảnh: Giang Huy.

Ở giai đoạn đó, một điều khó tin xảy ra ở Việt Nam. Chúng tôi, những người nước ngoài sống ở đây, bắt đầu nhận ra đó là một thứ phi thường.

Có hai bức ảnh khiến tôi rơi nước mắt. Bức đầu tiên là các chiến sĩ nằm trên sàn bê tông. Bức thứ hai là những người trẻ Việt Nam, có lẽ bay từ nước ngoài về, ngồi trên giường tầng, đeo khẩu trang và trò chuyện. 

Các chiến sĩ đã nhường giường ngủ của họ cho việc cách ly. Họ nấu nướng, dọn dẹp. 

Các chiến sĩ phục vụ người dân, giúp người dân sống sót. Và lúc ấy, có hàng chục nghìn người được cách ly.

Rồi một cô gái nhiễm bệnh bay về từ châu Âu. Cô ấy đến viện, và người ta phải phong tỏa cả con phố. Mạng xã hội Việt Nam bùng nổ.

Điều đó tạo nên sự khác biệt. Đôi khi, sự minh bạch trở nên nguy hiểm quá mức cần thiết, nhưng cũng đem tới cảm giác rằng mỗi ca bệnh, mỗi mạng sống đều quan trọng.

Việt Nam vẫn không có ca tử vong nào.

Hàng nghìn người Việt Nam trở về từ nước ngoài. Họ đều được cách ly. Chính họ cũng hiểu rằng đó là việc phải làm.

Nếu bạn là một người đàn ông trung niên da trắng, bạn sẽ hiểu việc “tái lập trình suy nghĩ” của mình khó khăn thế nào. Khi dịch bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, chúng tôi không biết đất nước này có đủ máy thở không. Đến khi Covid-19 thực sự ảnh hưởng tới Việt Nam, tôi đã chắc chắn đất nước này sẽ chịu tổn thất nặng nề bởi nếu so sánh, ít nhất, Anh cũng là một nước phát triển hơn. Liệu tôi có nên về nước không? Tôi không dám lạc quan. Việt Nam sẽ đối phó ra sao? Liệu Việt Nam có thể đối phó không?

Một bệnh viện ở Hà Nội bùng phát dịch. Cần nỗ lực khổng lồ mới vệ sinh và cách ly được nó. Số ca tiếp tục tăng lên.

Chúng tôi chờ đợi sự bùng nổ. Chúng tôi chờ đợi thời điểm mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng sự bùng nổ ấy không bao giờ đến.

Nhanh chóng, số ca hồi phục tăng lên. Nhiều ngày trôi qua mà không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong cộng đồng. Số ca tử vong vẫn là không.

Chẳng mấy chốc, cả tháng trôi qua mà không có ca nhiễm mới nào. Trường học mở cửa trở lại. Vui quá! Tôi muốn lấy cờ cổ vũ bóng đá Việt Nam ra, buộc vào xe máy khi đưa con đến trường. Tôi muốn đập tay với tất cả các phụ huynh và giáo viên.

Cuộc sống bình thường của chúng ta quay trở lại. Cái sự tắc đường cũng trở nên tuyệt vời. Kể cả những ngày nắng nóng 40 độ C cũng được chào đón. Bầu trời xanh đối lập với ký ức về bầu trời mùa đông xám xịt đầy lo lắng. 

Tôi cảm thấy như mình vừa trúng xổ số.

Ở Anh, gia đình tôi đang đối phó với dịch bệnh, nhưng tất nhiên, tôi lo lắng cho họ. Chị em tôi là giáo viên và các trường học đang mở cửa trở lại. Anh rể tôi vẫn phải làm việc suốt thời gian phong tỏa bởi phần lớn những đứa trẻ anh dạy thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Bong bóng bảo vệ của họ không hề chắc chắn. 

Do phong tỏa, bố mẹ tôi chỉ được rời nhà khi cho chó đi dạo. Nhưng giờ, cuộc sống được “mở” hơn một chút. Bố mẹ tôi đủ thông minh để không đưa mình vào tình huống nguy hiểm nhưng cũng tận hưởng những lần ra ngoài. 

Có lẽ phải vài năm nữa tôi mới được gặp lại họ.

Ở Anh, số ca tử vong do Covid-19 được công bố là 42.000. Thực tế, con số này có lẽ cao hơn 50%.

Thỉnh thoảng, các phương tiện truyền thông, tổ chức và học giả lại đặt câu hỏi về những con số ở Việt Nam, cho rằng đất nước này đang giấu giếm điều gì đó: “Ít nhất phải có một, hai ca chứ”. Trong khi hàng nghìn người Anh tử vong, ở Việt Nam, chỉ còn vài ca nhiễm virus đơn lẻ.

Tuần này, tôi muốn trích dẫn một câu trong bài hát Ghen Cô Vy mà Việt Nam phát hành để kêu gọi cộng đồng rửa tay và đeo khẩu trang. Tôi tìm kiếm video có phụ đề tiếng Anh trên YouTube. Mấy tháng trước, tôi phát ngán bài hát này vì những xe đi qua khu phố nhà tôi cứ bật nó suốt. Bài hát lan truyền khắp thế giới. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy Việt Nam sẽ đưa ra biện pháp đối phó đẳng cấp thế giới.

Tôi ngạc nhiên khi thấy giờ đây bài hát khiến mình hoài niệm. 

Tôi mang một món nợ với Việt Nam. Có thể tôi sẽ cho lại điều gì đó. Hoặc có thể, tôi chỉ đơn giản trở nên tốt hơn. 

Việt Nam cũng có thể tiến bộ, hoặc đúng hơn là duy trì những thứ làm nên đẳng cấp thế giới như bây giờ, bao gồm sự minh bạch, cởi mở, đoàn kết. Chúng có thể áp dụng cho mọi thứ và sẽ trở thành tiêu chuẩn mới.

#VietnamLeavesNoOneBehind (Việt Nam không bỏ ai lại phía sau), nhìn hashtag xuất hiện khắp nơi trong cuộc chiến Covid-19 là đủ đánh giá được tình hình. 

Người ta thường nói người Việt chăm chỉ nhưng không sáng tạo. Một bài hát nổi tiếng toàn cầu đã đập tan định kiến đó. Họ nói Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển sản phẩm riêng. Hãy nhìn vào những bộ xét nghiệm và ứng dụng. 

Tôi cược rằng Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine. Việt Nam có thể làm bất cứ thứ gì.

Việt Nam vẫn không có cái chết nào do Covid-19.

***

Covid-19 in Vietnam — the fear, the tears, the pride and the debt

A friend elsewhere in Asia has an elderly parent in the UK. Chatting online she told me she’d read about this “slow-motion grief” affecting people as a result of the Covid-19 situation.

She told me she went on runs and cried through them. I admitted too I wasn’t sleeping. The smallest thing would make me emotional. I couldn’t think too far into the future because it all seemed too dark.

After Wuhan, things moved pretty quickly in Vietnam. Our little one’s nursery closed. Masks became compulsory. Track and trace was in full swing. An app was launched that offered various features. Most significantly, you could basically press a button and people in hazmat suits would appear.

Infected people were hospitalised. People who had come into contact with infected people were remotely quarantined. People who had come into contact with people who had come into contact with infected people were quarantined. People who had… well you get the picture.

Did your government try this hard to track infected people? This is what it takes.

As this happened, Covid-19 in Europe was getting out of control. Most noticeably Italy. Hundreds were dying each day. Britain was in denial.

For us, the nursery closure extended from weeks into months. I work from home. At first we tried to co-exist. It wasn’t easy. After a couple of weeks we tried sending the little one to her fantastic VN granny from Monday to Friday. Two weeks later we realised that neither of us were happy. We missed each other and the worry was worse than dealing with occasional tantrums.

She came home and we just made it work.

By that stage something incredible was happening in Vietnam. Those of us who lived here were starting to realise this was superhero stuff.

Seeing two juxtaposed pictures made me bawl. The first was of soldiers sleeping on concrete floors. The second was of Vietnamese teenagers, most likely having flown in from overseas, chatting in masks on bunk beds.

The soldiers had given up their beds to the quarantined. The soldiers were cooking and cleaning for their quests.

The soldiers were serving the people. Soldiers were keeping people alive.

By then there were tens of thousands of people in quarantine.

And then a young infected woman flew in from Europe. When she went to hospital, they shut down her whole street. Vietnamese social media exploded.

This was always the difference. If transparency was dangerously overdone at times, there was always the feeling that every case, every life mattered.

Vietnam was still at zero deaths.

Thousands more Vietnamese returned from overseas. Each one remotely quarantined. Everybody understood that was the deal.

If you are a white middle-aged man, it is hard to re-program yourself. When this started we were still at the point of counting ventilators. Once Covid-19 took hold of Vietnam, I was sure this country was going to suffer. At least Britain was developed. Should I have made a late dash home? I didn’t dare to be optimistic. How would Vietnam cope? How could it cope?

A Hanoi hospital had an outbreak. It was a huge undertaking to clean it and quarantine. Case numbers continued to grow.

We were waiting for the explosion. The point where everything was beyond controlling.

It never came.

Slowly the pie chart was dominated by recovered cases. There were days without community transmission.

Deaths were still at zero.

Soon whole weeks then a month went by without transmission.

Schools re-opened. The joy! I wanted to dig out my Vietnam football flags and tie them to my motorbike for the school run. I wanted to high five every parent and teacher.

Our normal is back. Traffic jams seem glorious. Even sweaty 40c days are welcome. Their blue skies in contrast to the memory of grey winter worry.

I feel like we’ve won the lottery.

Back in the UK, my family are coping but, of course, I worry about them. My sisters are school teachers and schools are returning. My brother-in-law worked through much of the lockdown as many of the children he teaches are considered vulnerable. Their bubbles are not airtight.

My locked down mum and dad were limited to dog walks at first. They managed and now things are opening up a little. They are all too smart to put themselves in dangerous situations but they enjoy socially distanced trips out.

But it might be years before I see them again.

In Britain, the official Covid-19 death toll is 42,000. In reality, it’s likely to be 50% higher.

In Vietnam it is still zero.

Occasionally international media, think tanks, academics etc question those numbers. Vietnam is hiding something, right? Once they are set straight they adjust their questioning.

“There must be at least one or two?”

While tens of thousands die in their own countries there are people fixated on individual cases in Vietnam.

This week I wanted to quote a line from the Ghen Co Vy song that Vietnam released to promote handwashing and mask-wearing. I was looking for the video with the English subtitles on YouTube. A couple of months or so back I was so tired of it. It would be played from speakers on trucks that drove up and down our street. It went viral globally. It was the first clue that Vietnam was going to produce a world-class response.

I was surprised at how nostalgic it made me feel.

I owe a debt to Vietnam. Maybe I can give something back. Maybe I can just be better.

Vietnam can be better too, or rather, it can continue to be this good. That world-class thing. The transparency, the openness, a country united. They can apply that to everything. This is the new standard.

#VietnamLeavesNoOneBehind — let’s judge everything by how it lives up to a hashtag that was everywhere during the Covid-19 fight.

They used to say Vietnamese people worked hard but they couldn’t be creative. An international viral hit shot that down. They said they could manufacture but couldn’t develop. Test kits, apps take your pick.

I wouldn’t bet against Vietnam for a vaccine too. Vietnam can do anything.

I’ve heard those who criticise Vietnam saying that “ugly nationalism” and “populism” are appearing in Vietnam. I disagree. It’s called pride. Pride and confidence.

Still zero deaths.

Steve Jackson